You are here:

Chúa Nhật 02 Phục Sinh: ĐÔI MẮT ĐỨC TIN

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

Chúa Nhật 02 Phục Sinh: ĐÔI MẮT ĐỨC TIN

Bản tin từ VATICAN: (b)

Đối với giới phóng viên truyền hình thì ngày Thứ sáu Tuần Thánh, 22.4.2011 tại điện Vatican, nơi phòng làm việc của ĐGH Bênêđictô XVI, đúng là giây phút thăng hoa cho đời phóng viên vì lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình Rai Uno của Ý.


SUY NIỆM TIN MỪNG
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH A

(Ga. 20,19-31)
****

ĐÔI MẮT ĐỨC TIN
 


            Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !”. Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các ông vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.

            Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa !”. Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi chẳng có tin”. Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”
            Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.
___________________

SUY NIỆM

ĐÔI MẮT ĐỨC TIN
 

Bản tin từ VATICAN:

Đối với giới phóng viên truyền hình thì ngày Thứ sáu Tuần Thánh, 22.4.2011 tại điện Vatican, nơi phòng làm việc của ĐGH Bênêđictô XVI, đúng là giây phút thăng hoa cho đời phóng viên vì lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình Rai Uno của Ý. Tất cả 7 câu hỏi được đặt ra để vị đứng đầu Giáo hội Công giáo, đã 84 tuổi, đại diện cho hơn 1 tỷ người Kitô hữu trên khắp hoàn vũ tìm ra ý định của Thiên Chúa trong thời đại này về đức tin và ý nghĩa đau khổ của nhân loại.

Trong chương trình "A sua immagine" (tạm dịch: Theo hình ảnh của Bạn), ban biên tập viên đài truyền hình Ý đã táo bạo muốn mời ĐGH Bênêđictô XVI tham gia vào chương trình của họ. Ý tưởng muốn nhân loại, ít nhất cho những Kitô hữu, ý thức sống mật thiết với Đức Kitô bị bỏ rơi và chịu khổ đau trong Tuần Thánh. Hôm nay trong chương trình nói chuyện có sự tham gia của một người mẹ có người con trai đang trong tình trạng hôn mê, một phụ nữ Hồi giáo từ Bờ Biển Ngà và một cô bé bảy tuổi, đến từ Nhật Bảnđang sống với kinh nghiệm thảm họa động đất.

 


 

Đầu tiên với cháu Elena gốc Ý và Nhật hỏi về sự đau khổ đối với các nạn nhân trận động đất mới đây ở Nhật Bản. ĐGH Bênêđictô XVI dùng ngay câu chào thương yêu, Cara Elena.

- “Con Elena thương mến, câu hỏi này cha cũng đang tự hỏi cho chính mình: Tại sao vậy? Tại sao bạn phải gánh chịu đau khổ rất nhiều, trong khi những người khác tốt đẹp ?”

ĐGH Bênêđictô XVI thừa nhận không có câu trả lời về vấn đề đau khổ.

- "Nhưng chúng ta biết rằng Chúa Giêsu, cũng như những nạn nhân phải chịu đau khổ khi biết mình vô tội”.

Tiếp theo Đức Giáo Hoàng xác tín về niềm tin:

- "Điều này đối với Cha rất quan trọng, mặc dù chúng ta không có câu trả lời, ngay cả khi nỗi buồn còn vương vấn thì: Thiên Chúa đã tỏ mình trong Đức Giêsuvẫn ở với anh chị em và Ngài sẽ giúp anh chị em.”


GIÊSU ĐAU KHỔ

Có nhiều người đã viện dẫn lý do thiên tai, đau khổ, để hoài nghi và đi đến chối từ Thiên Chúa. Nhưng ngược lại, nhiều người đã tìm thấy từ đau khổ tiếng nói thẳm sâu của ý nghĩa giới hạn cuộc đời và họ tiếp tục cuộc hành trình Đức Tin, tuy không phải lúc nào bước đi nội tâm cũng phẳng lặng, nhưng đời họ vẫn là những cuộc đời có chí hướng và thăng hoa.

“Thiên Chúa đã tỏ mình trong Đức Giêsu vẫn ở với anh chị em…”. (Benedicto 16)

 “Thiên Chúa đã tỏ mình trong Đức Giêsu- Thiên Chúa làm người - đã đi qua đoạn đường làm người, đầy đủ thận phận làm người, ngoại trừ tội lỗi, đã có những lúc rơi nước mắt, đổ những giọt mồ hôi pha máu. Đã có lúc cực kỳ lạc lỏng, chới với giữa dòng đời. Đã có lúc đau đớn gọi Cha mình như một người con bị ruồng bỏ.

“Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi tới giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”. (Mt.27,45-47).

Trong tận cùng đau thương ấy, Đức Giê-su vẫn chiến đấu đi đến bến bờ của Tình Yêu đối với Chúa Cha. Vượt qua gian khổ, để về với Chúa Cha, đó là thử thách lớn nhất của Chúa Giêsu. Và Ngài đã chiến thắng. Chúa Giêsu sẽ không thể chiến thắng, nếu Ngài tin rằng Thiên Chúa đã hoàn toàn bỏ rơi Ngài. Điều mà Chúa Giêsu luôn nắm vững trong mọi cơn thử thách của kiếp người, là, Chúa Cha luôn yêu thương Ngài. Và đó, cũng là đoạn kết của con đường thương khó.

“Lạy cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc.23,46).

Con đường của Chúa Giêsu, là con đường nhân loại phải đi qua, nếu muốn về đến bến bờ Thiên Chúa.

CÒN ĐÓ NIỀM TIN VÀO THIÊN CHÚA.

Bản tin từ NHẬT BẢN: (AFP)

Hoàng đế Nhật Bản: 'Tôi cầu nguyện cho đất nước'
 

Ảnh : Tờ báo in hình hoàng đế Nhật Akihito cùng phu nhân nằm vương trên đống gạch vỡ sau trận động đất ở Ofunato, tỉnh Iwate. Ảnh: AFP.

Đây lần đầu tiên hoàng đế Nhật Bản phát biểu trước công chúng về thảm họa này và cho biết ông đang cầu nguyện cho mọi người. Việc Nhật hoàng phát biểu là một sự kiện hiếm hoi chỉ xảy ra khi đất nước lâm vào chiến tranh hoặc khủng hoảng nghiêm trọng.

Vị vua 77 tuổi - được người dân Nhật rất kính trọng - thừa nhận cả nước vẫn chưa biết chính xác bao nhiêu người thiệt mạng trong thảm họa kép xảy ra hôm 11/3.

"Số người chết tăng lên mỗi ngày và chúng tôi không biết bao nhiêu người đã ngã xuống", Akihito nói. "Tôi cầu mong bình ancho nhiều người nhất có thể".

Trong tận cùng đau thương, nhiều người vẫn cầu nguyện. Đối với nhiều người, hình ảnh Thiên Chúa có thể chưa được mạc khải sáng tỏ, nhưng họ vẫn tin tưởng có Đấng Tối Cao can thiệp vào cuộc đời họ.

Đau Khổ không xóa bỏ hình ảnh Thiên Chúa, mà giúp con người tìm thấy Thiên Chúa nếu con người chấp nhận Cuộc hành trình Thập Giá để tìm gặp Thiên Chúa.

“…và Ngài sẽ giúpanh chị em”. (Benedicto 16).

Trong đau thương tang tóc, con người hỏi : Thiên Chúa đâu rồi ? Như Chúa Giêsu từng hỏi câu hỏi tương tự như vậy trên Thập Giá : Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”. (Mt.27,45-47).
Nhưng, với Chúa Giêsu, Ngài không gọi đến Thiên Chúa chỉ khi có đau thương, Ngài luôn luôn gọi đến Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong từng giây phút đời Ngài. Vì Chúa Cha ở trong Ngài, và Ngài ở trong Chúa Cha. “Như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha” (Ga.17,21).

Và, Ngài cũng muốn chúng ta như vậy. “Thiên Chúa ở trong mỗi người chúng ta”. “Con ở trong họ và Cha ở trong con” (Ga.17,23).

Điều này đối với Cha rất quan trọng, mặc dù chúng ta không có câu trả lời, ngay cả khi nỗi buồn còn vương vấn thì: Thiên Chúa đã tỏ mình trong Đức Giêsuvẫn ở với anh chị em và Ngài sẽ giúp anh chị em.”(Benedicto 16)

Đức Giêsu vẫn ở trong ta, Ngài giúp cho ta nhận ra Tình Yêu của Thiên Chúa . Dù thân phận con người có phải đương đầu và trải qua những đau thương, ta vẫn tin rằng Tình Yêu Thiên Chúa còn đó, Đức Tin chúng ta còn đây, vì Thập Giá là tuyệt đỉnh tình yêu, Thiên Chúa không thể vừa vác Thập Giá vì chúng ta, đồng thời lại bỏ rơi chúng ta !

Chúa Giê-su sống lại thật. Ngài không sống lại thì kiếp người chỉ là kiếp tang tóc, và cuộc thế thật vô nghĩa !

«Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng» (1Cr 15,14).

Đôi mắt phàm nhân : “Thấy mới tin”.

Nếu Chúa Giêsu không sống lại, thì Thiên Chúa thật sự đã bỏ rơi con người, vì trước tiên, Thiên Chúa đã bỏ rơi “Thiên-Chúa-làm-người” trên Thập Giá ! Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”. (Mt.27,45-47).

Chúa Giêsu, một “con người” hoàn hảo như vậy, mà Thiên Chúa còn bỏ rơi, thì ai là người còn mong được Thiên Chúa đoái nhìn ?

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy hình ảnh rất thực tế của Tô-ma với câu nói “nổi tiếng” : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi chẳng có tin”.

Thật khó mà tưởng tượng Thiên Chúa lại có thể bỏ mặc con mình chết nhục nhã trên Thập Giá ! Và càng khó tưởng tượng người đã chết nhục nhã công khai trên Thập Giá đó, lại có thể một sớm một chiều sống lại như vậy nếu suy luận theo kiểu con người !

Nên, Tôma đòi thấymới tin. thực tế, Tôma đã từng thấy Chúa Giêsu có quyền đè bẹp thần chết khi Ngài cho La-da-rô từ cõi chết sống lại.

Bấy giờ Người mới nói rõ : “La-da-rô đã chết. Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chúng ta đến với anh ấy”. Ông Tô-ma, gọi là Đi-đi-mô, nói với các đồng môn : “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để chết với Thầy !” (Ga.11,14-16).

Nhưng, không riêng gì Tô-ma, những điều mà con người thấy với đôi mắt phàm trần - “tai nghe mắt thấy” - cũng không đủ chống chỏi với giông tố cuộc đời.

14 Các môn đệ quên đem bánh theo; trên thuyền, các ông chỉ có một chiếc bánh.15 Người răn bảo các ông: "Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê!”16 Và các ông bàn tán với nhau về chuyện các ông không có bánh.17 Biết thế, Người nói với các ông: "Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em chưa hiểu chưa thấusao? Lòng anh em ngu muộithế !18 Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không ngheư? Anh em không nhớ sao:19 khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh?" Các ông đáp: "Thưa được mười hai.”20 "Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?" Các ông nói: "Thưa được bảy." 21 Người bảo các ông: "Anh em chưa hiểu ư?" (Mc.8,14-21).
 


 

Nên, Cho dù thấy đó, chưa hẳn đã tin”. Vì thế , mối “Phúc” mà Chúa Giê-su đã dạy ở đây, không chỉ cho Tô-ma, mà cho tất cả mọi người: “Phúc thay những người không thấy mà tin, đòi hỏi con người nhìn “Thấy” với “Đôi Mắt Đức Tin”.

Đôi mắt Đức Tin : “Không thấy mà tin”.

Chỉ có Đôi Mắt Đức Tin, mới thấyđược Tình Yêu của Thiên Chúa đối với con người. Những vẻ đẹp tuyệt vời của vạn vật mà con người cảm nhận được bằng giác quan;  và cả những điều huyền nhiệm vượt tầm mức suy luận của con người mà chỉ có con tim yêu thươngmới biết thấu hiểu và phó thác vào Tình Yêu Thiên Chúa.

Nhiều khi, trong cơn thử thách, ta thốt lên tuyệt vọng : Thiên Chúa ở đâu, sao không thấy ?

Có một giai thoại ngắn, nhưng cảm động, như thế này:

Khi một người cha nhận được giấy báo tin là đứa con trai của ông, một cậu bé thông minh xuất sắc, đã bị chết trong một tai nạn đường sắt, ông liền quay sang vị linh mục, và kêu lên tuyệt vọng :

- Xin cha nói cho tôi biết, thế thì Thiên Chúa ở đâu, khi con trai tôi bị chết ?

Khi người cha này nói đến đây, một luồng ánh sáng soi dẫn vị linh mục, ngài trả lời :

- Này, anh bạn, Thiên Chúa ở ngay tại chỗ Ngài đang ở, khi Con Một của Ngài chịu chết !


Tất nhiên, nếu đôi mắt thể xác nhiều khi bị che mờ vì bóng tối trần gian, thì “Đôi Mắt Đức Tin” cũng không ít khi bị chìm trong đêm đen của bẩy rập Sa-tan đầy thử thách hiểm nguy.

Đó chính là cuộc chiến gây go trong cuộc hành trình Đức Tin. Biết bao người đã bỏ cuộc. Chúng ta cần nhiều ân sủng của Chúa. Chúng ta cần Lòng Chúa Thương Xót nâng đỡ, thêm sức mạnh cho chúng ta.

Lạy Chúa,
Cho con mãi mãi luôn tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa,
dù trong những cơn gian nguy nhất của đời con.
Cho dù chìm trong những nghịch cảnh đau thương,
con vẫn luôn xác tín rằng : Ngài yêu con muôn thuở. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG
(Bài suy niệm 2011)
____________

Nếu bạn muốn xem thêm bài viết năm 2014, mời bạn vào Địa chỉ:

http://canhdongtruyengiao.net/suy-niem/mot-tinh-yeu-khong-hoai-nghi-nvt.html

 

Đang có 198 khách và không thành viên đang online

15311595
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần rồi
Tháng này
Tháng rồi
Tất cả
14024
14086
66027
15144151
283228
430571
15311595

Your IP: 18.191.27.78
Server Time: 2024-11-22 17:59:37