You are here:

Suy Niệm Đêm Giáng Sinh: BÌNH AN

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

Suy Niệm Đêm Giáng Sinh: BÌNH AN

Ba ngày qua, một cơn bão mùa đông với những cơn lốc xoáy và mưa như thác xuất phát từ Alaska đi xuyên qua Bắc Thái Bình Dương. Ở Sierra Nevada tới phúa đông, tuyết xuống rất dày và khi cơn bão đi qua nó có thể dùng để trượt tuyết.

SUY NIỆM TIN MỪNG
LỄ CHÚA GIÁNG SINH
(Lc.2,1-14)

BÌNH AN
 


 

Thời ấy, hoàng đế Au-gút-ti-nô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp thiên hạ. đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy  đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vui Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ nhà trọ.

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đến bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: Anh em sẽ nhận thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người Chúa thương”.
________________

SUY NIỆM

BÌNH AN

 

Đây là câu chuyện có thật

Ba ngày qua, một cơn bão mùa đông với những cơn lốc xoáy và mưa như thác xuất phát từ Alaska đi xuyên qua Bắc Thái Bình Dương. Ở Sierra Nevada tới phúa đông, tuyết xuống rất dày và khi cơn bão đi qua nó có thể dùng để trượt tuyết.

Trong thành phố “thung lủng cỏ” nơi chân ngọn đồi Sierras, California, những con đường đều bị ngập lụt và một số nơi trong thành phố, gió đã làm bật gốc một số cây. Ở căn nhà thờ nhỏ, cơn mưa nặng hạt và gió vẫn liên tục đập mạnh vào những cửa sổ mà cha O’Malley đang soạn bài giảng cho ngày Chúa Nhật dưới ánh nến leo lét. Từ trong bóng tối, tiếng điện thoại vang lên nơi phòng làm việc của cha, cha ngưng viết cầm lấy cây nến, một tay chụm lại che trước cây nến để gió khỏi thổi tắt, đi ra khỏi phòng làm việc, ánh nến hắt ra trong căn phòng một ánh sáng mờ mờ, cha nhắc ống nghe và nghe một giọng nói rất nhanh:

Có phải cha O’Malley đó không?

Phải, tôi đây.

Con gọi cha từ nhà thương ở Auburn. Chúng con có một bệnh nhân rất nặng, ông ta yêu cầu chúng con tìm một cha nào để ban những bí tích sau cùng cho ông. Cha có thể đến đây gắp được không cha?

Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm chuyện đó vì dòng sông đã tràn bờ rồi,cây cối thì đổ ngổn ngang trong thành phố. Đây là cơn bão tệ hại nhất mà tôi thấy từ ngày tôi về đây đến nay. Hãy chờ tôi khoảng hai tiếng đồng hồ nữa.

Cuộc hành trình chỉ có ba mươi dặm (1 dặm=1,6km), nhưng đi thật khó khăn. Ánh đèn chiếc xe cổ lổ sĩ của cha O’Malley xuyên qua màn mưa, những ngọn gió quất mạnh trên dòng sông và những cây cầu nhỏ, những cây bật gốc nằm ngổn ngang trên bờ sông. Vì lý do đó, nên nhiều lúc Cha O’Malley phải đi đường vòng để vượt qua chúng. Cha tiến thật chậm và thận trọng, nhưng vẫn tiến bước hướng về bệnh viện.

Không có một phương tiện giao thông nào đi lại trong thời tiết này. Bây giờ là quá nửa đêm rồi, không ai ra ngoài vào giờ này với thời tiết như vậy, nếu không phải vì một sứ vụ rất khẩn cấp.
Cuối cùng, ánh sáng bệnh viện thấp thoáng ẩn hiện trong màn mưa đã là một hải đăng giúp cha O’Malley vượt qua năm trăm yards cuối cùng (thước Anh=0,9113m) và cha hy vọng là mình đến không quá muộn. Cha đậu xe đằng sau ba chiếc xe khác trong bãi đậu xe để tránh gió bao nhiêu có thể, cha tranh thủ mặc áo khoác đi mưa trước khi bước ra ngoài mưa gió.

Với cuốn Thánh Kinh rách tả tơi đút sâu vào túi áo khoác, cha O’Malley mở cửa rất mạnh, bước ra ngoài và nương theo chiều gió. Những cơn gió rất mạnh gần như thổi nay cha đi, cha gần như bị thổi ra ngoài lối vào của nhà thương.

Bước vào cửa, cha để lại bên ngoài cánh cửa những ngọn gió đang gầm thét, cha dậm chân mạnh để rũ nước xuống khỏi áo khoác, cha nghe có tiếng chân bước đi trên lầu. Đó là y tá trực, cô ta nói:

Con rất sung sướng khi cha có thể đến đây, người đàn ông mà con gọi cho cha sa sút rất nhanh, nhưng ông ta vẫn còn tỉnh. Ông là một con sâu rượu trong nhiều năm, gan của ông ta đã ở vào thời kỳ cuối rồi. Ông chỉ mới đến đây hai tuần và trong suốt thời gian này, ông nằm một mình không có khách nào đến thăm ông cả. Ông ta sống trong rừng và không ai ở đây biết gì về ông ta. Ông luôn thanh toán các giấy nợ bằng chi phiếu và có vẻ không muốn nhiều Chúng con đã khuyên giải ông ta vào đôi năm trước, nhưng lần này ông ta đã đạt được một quyết định cá nhân và phải chiến đấu gay go.

Cha O’Malley hỏi:

Bệnh nhân tên gì?

Cô y tá trả lời:

Bệnh viện thường gọi ông ta là Tom.

Trong ánh đèn ngủ sáng dìu dịu của căn phòng, gương mặt gầy gò, hốc hác cách ma quái, giấu đằng sau bộ râu rối bù. Ông bước đến ngưỡng cửa đời đời rồi và ông sắp ra đi.
Chào ông Tom, tôi là cha O’Malley. Tôi đã đến bởi nghĩ rằng chúng ta có thể nói chuyện một lát trước khi ông đi ngủ vào đêm nay.

Tom trả lời :

Đừng cho tôi thêm cái thứ rác rưởi nữa ! Cha đừng chần chờ gì nữa vì lúc 3g30 sáng, tôi đã xin người y tá trực đêm, để cô ấy gọi cha nào đến ban những bí tích cuối cùng cho tôi trước khi tôi từ giã cuộc đời, bây giờ, cha hãy bắt đầu đi.

Cha O’Malley nói:

Hãy kiên nhẫn.

Rồi cha bắt đầu đọc những lời nguyện của nghi thức cuối cùng.

Sau lời thưa Amen. Tom có hồi sức lại một tí và ông có vẻ muốn nói chuyện. Cha O’Malley hỏi:

Ông có muốn xưng tội không ?

Tom trả lời:

Tuyệt đối không, nhưng tôi sẽ nói với cha một tí trước khi tôi ra đi.

Và thế là cha O’Malley và Tom nói về cuộc chiến Triều Tiên, về những thiệt hại của những cơn bão mùa đông, về những đồng cỏ xanh tốt ngập đầu gối đến những hoa mùa hè sắp nở.

Tự nhiên vào lúc cuối câu chuyện và trời đã gần sáng, ch O’Malley lại hỏi Tom một lần nữa:

Ông có chắc là mình không muốn xưng tội một tí nào không ?

Sau vài giờ nói chuyện và sau bốn hay năm lần, cha O’Malley hỏi cùng một câu hỏi như thế.

Tom trả lời :

Thưa cha, khi con còn trẻ, con đã làm một số điều xấu mà con không bao giờ dám nói với ai về chuyện đó. Cha ơi ! Chuyện đó quá tồi tệ đến nỗi không ngày nào mà con không nghĩ đến nó và sống lại sự kinh khủng đó.

Cha O’Malley hỏi :

Thế ông không nghĩ rằng khi nói với tôi về chuyện đó ông sẽ đỡ bị dằn vặt hơn không ?

Tom nói :

Bây giờ, con vẫn chư thể nói ra những gì con đã làm, ngay cả với cha nữa.

Nhưng khi tia sáng lúc bình minh len vào trong phòng và bắt đầu xua tan bóng tối, Tom nói cách buồn rầu :

Được rồi, bây giờ chẳng có ai có thể làm gì được con nữa, con có thể nói với cha được rồi.
Con là một công nhân đường sắt gần hết cả đời, con chỉ mới bỏ nghề vài năm trước, để chuyển đến đây làm nghề gác rừng. Trước đây ba mươi hai năm, hai tháng, mười một ngày, con đang làm việc ở Bakersfield vào một đêm giống như đêm nay.

Gương mặt của Tom trở nên căng thẳng theo câu chuyện đang diễn tến :

Điều đó đã xảy ra vào một ngày giông bão mùa đông, mưa như trút nước, sức gió năm mươi dặm một giờ và hầu như không trông thấy gì. Hôm đó là ngày mà con hai ngày nữa là Giáng Sinh, bầu trời ảm đạm, cả nhóm đưa tàu vào ga đều đã say khướt, dù công việc vẫn phải tiến hành. Con là người say hơn cả họ nhưng con tình nguyện ra mưa gió để đẩy ghi (aiguille : thiết bị để chuyển tàu hỏa từ đường ray này sang đường ray khác) cho con tàu chở hàng chạy về hướng bắc 8 độ 30. 

Giọng của Tom nhỏ dần chỉ còn là tiếng thì thầm :

Con nghĩ rằng con đã say hơn con tưởng, vì thế con đã đẩy thanh ghi vào hướng khác. Với tốc độ bốn mươi lăm dặm một giờ, chiếc tàu hàng đã tông vào một chiếc xe hơi chạy ngang ngã tư kế đó, giết chết hai vợ chồng trẻ và hai đứa con gái của họ.

Và con đã phải sống với sự dằn vặt, mình là nguyên nhân cái chết của gia đình đó trong suốt mọi ngày sống từ khi đó.

Một thời gian khá lâu im lặng sau lời xưng thú của Tom như kết cục bi thảm của câu chuyện làm cho thời gian ngưng đọng lại. Và một điều gì đó gống như sự bất diệt, cha O’Malley nhẹ nhàng đặt tay lên vai Tom và nói rất dịu dàng :

Nếu tôi có thể tha thứ cho ông thì Thiên Chúa đã tha thứ cho ông rồi, vì trong chiếc xe hơi đó là ba má và hai chị của tôi. (Theo WARREN MILLER)

Thật cảm phục cha O’Malley, khi ngài vượt qua một đêm giông bảo đầy nguy hiểm như thế để đến với bệnh nhân. Càng cảm phục hơn nữa đoạn kết câu chuyện với nổi đớn đau tận cùng khi đối diện với kẻ đã cướp đi mạng sống của gần trọn cả gia đình, ngài đã nói lên lời tha thứ. Ngài đã đem lại cho Tom sự bình an trước khi anh ta đi vào cõi vĩnh hằng. Và ngài cũng được bình an thanh thản tâm hồn. Cha O’Malley từ đâu có được tình yêu cao cả đến như vậy trong trái tim vốn luôn hẹp hòi của thân phận con người nếu không phải từ suối nguồn tình yêu của Thiên Chúa ? Thật tuyệt vời khi ngài dâng lên Chúa Hài Nhi  của lễ trong đêm Giáng Sinh điều ngài vừa cho đi và đón nhận.

Câu chuyện cho chúng ta liên tưởng về Tình Yêu Giáng Sinh. Thiên Chúa đã tìm đến với con người, mặc lấy thân phận thấp hèn của con người và ở cùng con người. Con người đã phản bội Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương tha thứ. Thiên Chúa cao vời quá, còn con người thấp hèn quá, nhưng Trời Và Đất vẫn se duyên. “Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”. “Chỗ lệch” ấy thật quá cách xa, nhưng Thiên Chúa vẫn nhất quyết “kê cho bằng”, vì Thiên Chúa quá yêu thương nhân loại.
  


Đêm Giáng Sinh, đêm an bình.

Sự bình an nhân loại có được nhờ được Chúa yêu thương.

“Vinh danh Thiên  Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người Chúa thương”

Sự bình an không vun đắp được nhờ trí tuệ, tài năng của con người. Những gì con người làm nên không thể đổ đầy túi tham không đáy. Không bao giờ con người đến được bến bờ hạnh phúc trên chuyến tàu dục vọng của mình.

“Bao Mùa Giáng Sinh vẫn một mối tình…”. Lời bài tình ca nào nghe ngọt ngào quá. Nếu lời ấy dành cho Chúa Hài Đồng thì hay biết bao nhiêu! Để bao Mùa Giáng Sinh vẫn một mối tình dành cho Giêsu, cho dẫu đời bao đổi thay.

SHAKESPEARE có câu thơ thật hay:
Tình yêu, không phải là tình yêu,
nếu nó thay đổi, khi gặp một đổi thay!”.

“Cho dẫu thế nào, Chúa cũng vẫn yêu thương con, phải không Chúa?” – Câu hỏi ấy chúng ta có thề đoán biết Chúa sẽ trả lời thế nào rồi!
“Cho dẫu thế nào, con vẫn yêu thương Chúa, phải không?” – Câu hỏi ấy thật là khó đoán!
Con không sợ cuộc đời thay đổi, mà con sợ chính lòng mình thay đổi! Thế nên, con cần Chúa nâng đỡ, con cần Chúa yêu thương!

Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng,
Bên Hang Đá, Chúa gần gũi con người và con người được gần gũi Chúa quá! Ngài là một Hài Nhi bé nhỏ, Ngài trao phó tất cả - cả mạng sống của Ngài – cho con người. Thiên Chúa hiền hòa. Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa bình an. Một thế giới bình an là một thế giới được Thiên Chúa nhập thể làm người hiện diện trong từng con tim của nhân loại. Xin cho Hài Nhi Giêsu, món quà Thiên Chúa trao ban, được sống trong trái tim của mọi người, để mỗi người đều có một thế giới tâm hồn an bình và tràn đầy Tình Yêu Thiên Chúa. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG
 

 

Chút suy tư Đêm Giáng Sinh

THẾ GIỚI BÌNH AN

 

Chuyện cổ tích có kể lại câu chuyện về “Hòn đảo bình an biến mất” như sau:

Có một chàng trai thông minh tính tình thích phiêu du, anh chán ngán tình đời gian xảo, lộc lừa, thù hận, anh muốn đi xây dựng một hòn đảo như lòng mong ước, nơi đó gồm toàn những con người tốt bụng và yêu thương giúp đỡ nhau. Chàng ta đi khắp nơi, chấp nhận gian nguy, vượt biển, tìm những miền đất lạ. Cuối cùng chàng ta khám phá một hòn đảo hoang dã thật đẹp, chưa có dấu vết con người, thiên nhiên ở đây thật tuyệt vời.

Anh trở về đất liền, chọn lựa những người thân hiền hòa như ý, những bằng hữu tri kỷ, tất nhiên là cả người yêu của anh… Tất cả những con người anh chọn lựa là những con người thật sự có tấm lòng tốt mà dưới mắt anh chưa hề có tì vết của lòng tham và ích kỷ, những người có chung ước vọng với anh cùng nhau xây dựng một miền đất chỉ có yêu thương và bình an. Anh cùng với họ lìa bỏ đất liền và đến hòn đảo xa lạ cùng quyết tâm xây dựng một hòn đảo bình an theo đúng khát vọng của mọi người.

Quả thực, cuộc sống của họ mở đầu thật đẹp, tất cả đều tận lực làm việc, giúp đỡ, chia sẻ nhau. Họ có niềm tin vững vàng vào nhau. Ở đây, mọi sự đều chân thật, vì nó phát xuất từ những tấm lòng chân thật.

Nhưng ánh bình minh vinh quang cũng dần dần già nua thành nắng nhạt hoàng hôn…

Vài chục năm sau, từ những con người tốt bụng ấy, sinh sản ra nhiều người khác. Dân số trên đảo tăng dần… Con cháu ngày một đông, người ta bắt đầu tích trữ những thứ lợi lộc cho riêng mình. Họ tranh giành những nguồn lợi cây cối hoa màu. Chia đất, phân ranh. Tranh giành, thù hận, và bắt đầu đổ máu để bảo vệ quyền lợi riêng tư… Hòn đảo bình an biến mất. Nó biến mất không phải vì động đất hay thiên tai xóa tên nó. Nó còn đó, đất đai và con người còn đó, nhưng sự bình an đã bị xóa đi.

Chàng thanh niên ngày nào bây giờ là cụ già trên 100 tuổi. Ông còn đủ thời gian để nhận ra giấc mộng “Hòn đảo bình yên” của ông đã không thành. Hòn đảo bình yên đã thật sự biến mất.

_______________

Một chút suy gẫm

Câu chuyện đó không chỉ là chuyện “ngày xưa”, đã từng có trong thời cận đại, nhiều chủ nghĩa, học thuyết, cũng nuôi mộng xây dựng “thiên đàng tại thế”, nơi đó, mọi người đều sống cho nhau và vì nhau, tất cả đều “bằng nhau”… Nhưng, “miền Đất Hứa” ấy cũng đã “biến mất”, nếu không muốn nói, nó đã tạo khoảng cách còn hơn những thứ chủ nghĩa khác.

Thử đưa ra vài lý do vì sao “Hòn đảo bình an biến mất” ?

Yêu thươngcủa con người.

Chàng trai trẻ dù khôn ngoan và thiện chí, sự chọn lựa của anh cũng trong cách suy nghĩ của con người. Anh lựa chọn từ tình yêu kiểu con người. Sự suy nghĩ ấy không thể cao cả đủ để vượt thoát mầm móng ích kỷ trong trái tim con người, nên từ đó, có sự “loại trừ” ai đó và sự việc nào đó đã không như ý riêng anh ta muốn.

Anh ta đi tìm bình an cùng với những con người anh chọn lựa, thật sự đó là đi tìm bình an cho riêng mình. Có thể nào chỉ riêng phe nhóm, chỉ riêng cộng đoàn ta được bình an trong một thế giới hổn loạn không?

Những con người ở “Hòn đảo bình yên” có thể có cá tính, tấm lòng trung thực, hiền hòa giống nhau, đó là điều đàng quý, đó là điều rất cần nhưng chưa đủ. Điều để trở nên đủ đó là nền tảng của lương tâm, nguồn sống cho chiều sâu nội tâm, sức sống cho tâm hồn.

Yêu thương của Thiên Chúa

Yêu thương không theo cách của con người mà theo cách của Thiên Chúa.

Đó là Tình Yêu Thiên Chúa.

Và, con người yêu thương nhau với Tình Yêu  Thiên Chúa. Yêu thương như Chúa Cha. Yêu thương như Thầy Giê-su.

Đêm nay, Đêm Giáng Sinh. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho loài người được Chúa yêu thương”.

Đêm Bình An. “Bình an cả và thiên hạ”.

Tình yêu bao la, lòng thương xót vô bờ. Nhân loại thấp hèn đón nhận Chúa Giáng Sinh với tình thương bao la và tha thứ.

“Hòn đảo bình an”, hay một cái gì đó tương tự, như “Thiên đàng tại thế” do bàn tay con người làm ra với những bộ óc giàu tưởng tượng… đều biến mất.

“Thế giới bình an”có mãi mãi biến mất không?

Trong đêm thanh huyền diệu của Đêm Thánh Vô Cùng, ta nghe như cỏn đó văng vẳng tiếng hát thiên thần trên không trung… trong lòng ta… “Bình an dưới thế cho loài người được Chúa yêu thương”. Và, vì thế, ta sống trong hy vọng và ký thác hoàn toàn vào Chúa.

Lạy Chúa Hài Đồng,

Xin cho con đừng tìm bình an khi mọi người đang gặp sóng gió,
Xin cho con đừng gieo sóng gió khi mọi người đang bình an.  Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG
________________

Bạn có thể xem thêm bài suy niệm khác tại địa chỉ:
http://canhdongtruyengiao.net/suy-niem/tin-mung-cho-toan-dan-nvt.html

 

 

 

Đang có 281 khách và không thành viên đang online

15795830
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần rồi
Tháng này
Tháng rồi
Tất cả
17833
9456
85528
15613867
354248
413215
15795830

Your IP: 52.15.35.129
Server Time: 2024-12-27 16:28:33