CN. 25 TN. B : Ai lớn ai bé
CN. 24 TN. B :
+ Ai lớn ai bé
+ Từ em nhỏ đến những người bé nhỏ
Ở đời, công danh địa vị, giàu sang, thế lực… luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với con người. Hầu như ai cũng thích “làm lớn”, chẳng mấy ai muốn “làm nhỏ”.
SUY NIỆM TIN MỪNG
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN B
(Mc.9,30-37)
AI LỚN AI BÉ ?
30 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, 31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại." 32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. 35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." 36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: 37 "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."
________________
SUY NIỆM
AI LỚN AI BÉ ?
CÔNG DANH ĐỊA VỊ, GIÀU SANG THẾ LỰC…
Ở đời, công danh địa vị, giàu sang, thế lực… luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với con người. Hầu như ai cũng thích “làm lớn”, chẳng mấy ai muốn “làm nhỏ”. Hầu như ai cũng muốn mình có tiếng nói mạnh mẽ, “miệng người sang có gang có thép”, chẳng mấy ai muốn mình “thấp cổ bé miệng”. Hầu như ai cũng muốn mình được phục vụ, chẳng mấy ai muốn mình phục vụ người khác. Thế nên, ai cũng muốn là “người đứng đầu”, chứ chẳng mấy ai muốn mình là “người rốt hết”.
Nhưng, lời Chúa Giê-su dạy hôm nay lại trái ngược hoàn toàn "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụmọi người”. (Mc.9,35).
ĐI TÌM SỰ KHÔN NGOAN THẾ GIAN
Làm người đứng đầu
Làm người đứng đầu thì không lệ thuộc ai, không làm nô lệ cho ai, không làm đầy tớ cho ai. Ta có quyền làm mọi sự theo ý riêng mình. “lời ta là luật” cho mọi người và cho chính ta. Không có khuôn phép gì ràng buộc ta, thật là thú vị khi ta được tự do bay nhảy trong không gian vô luật lệ - hay là luật lệ của riêng mình.
Ở đây, ta gặp thấy và hiểu được sự vấp ngã của nguyên tổ, qua suy nghĩ của E-và khi nghe lời dụ dỗ của con Rắn, hình ảnh của Sa-tan, là ăn “trái cấm” sẽ được tinh khôn như những vị thần, điều đó cũng có nghĩa là ngang bằng Thiên Chúa, sẽ là người “làm lớn”, sẽ được tự do làm mọi sự theo ý riêng mình, không còn phải vâng lời và phục tùng Thiên Chúa.
Rắn nói với người đàn bà: "Có thật Thiên Chúa bảo: "Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? 2 Người đàn bà nói với con rắn: "Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. 3 Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: "Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết." 4 Rắn nói với người đàn bà: "Chẳng chết chóc gì đâu! 5 Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thầnbiết điều thiện điều ác." 6 Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. (St.3,4-6).
Cội nguồn của cao vọng “làm lớn” chính là đây, là kiêu căng muốn được “như thần linh”, muốn ngang bằng Thiên Chúa, muốn làm “bá chủ muôn loài”, mà quên rằng, thân phận làm người của mình được Thiên Chúa yêu thương nâng lên từ cát bụi.
ĐI TÌM SỰ KHÔN NGOAN THIÊN CHÚA
Làm người rốt hết
Đức Giê-su làm người, và Ngài muốn dạy cho con người “mẫu mực” làm người theo gương của Ngài - Gương Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su làm người, hoàn toàn như con người, chỉ trừ tội lỗi, nên Ngài vẫn phải đương đầu và chiến đấu với những cám dỗ trong thân phận yếu đuối của con người.
Cũng như nguyên tổ A-đam E-và, ma quỷ cũng bắt đầu cám dỗ Chúa Giê-su bằng sự hấp dẫn của “danh vọng, vinh hoa, quyền uy, thế lực” để đưa con người đến địa vị “làm lớn”.
Cuối cùng. Đỉnh cao của cơn cám dỗ mà Sa-tan nhắm tới vẫn là sự bất tuân và chối bỏ Thiên Chúa.
(8) Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, (9) và bảo rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi". (Mt.4,8-9)
Cội nguồn của tâm hồn đơn sơ bé nhỏ là đây, là luôn vâng lời và phục tùng Thiên Chúa như trẻ thơ tin yêu nương tựa vào cha mẹ. Như Chúa Giê-su luôn vâng phục Thiên Chúa, với tâm hồn đơn sơ bé nhỏ, ta ký thác nơi Giê-su niềm tin vào Lòng Chúa Thương Xót (Jesus, I trust in You) tương lai và hy vọng cuộc đời ta.
6 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: 37 "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấngđã sai Thầy.”(Mc.9,37).
Ký thác vào Giê-su, là theo gương Giê-su ta tiến bước. Không gì có thể lay chuyển niềm tin yêu phó thác vào Thiên Chúa.
Ðức Giêsu liền nói: "Xatan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngườimà thôi” (Mt.4,10)
Vâng lời Thiên Chúa như Chúa Giê-su luôn đẹp lòng Chúa Cha.
(16) Khi Ðức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. (17) Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người". (Mt.3,16-17).
Yêu thương và phục vụ tha nhân như Thầy Giê-su.
(13) Anh em gọi Thầy là 'Thầy', là 'Chúa', điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. (14) Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. (15) Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. (Ga.13,13-15).
Ta không thể noi gương Giê-su, nếu ta không học được nơi Thầy Giê-su sự “hiền lành và khiêmnhượng” trong lòng. Làm sao ta có thể trở nên nhỏ bé, làm sao ta có thể chấp nhận mình là “người rốt hết”, nếu ta không có tâm hồn trẻ thơ hiền hòa đơn sơ phó thác.
“Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền lành và khiêm nhượngtrong lòng”. (Mt 11, 29).
AI LỚN AI BÉ ?
Ở đời, có kẻ lớn, người bé, kẻ là bậc vua quan, kẻ là thường dân. Đó là chuyện tất nhiên trong trật tự xã hội. Vấn đề là cung cách sống để thể hiện bổn phận và trách nhiệm của mình.
Chúa Giê-su không nói là “mọi người đều bằng nhau, không có kẻ lớn người nhỏ”, vì như thế là một xã hội vô tổ chức. Nhưng Chúa Giê-su đã dạy về tinh thần phục vụ trong Giới Luật Yêu Thương của Ngài.
Người đời khi leo cao lên đỉnh cao quyền lực, thường rất xa lạ với những kẻ thấp hèn. Là bậc vua quan, thì hay đè đầu đè cổ dân đen, hà hiếp người thấp cổ bé miệng, chỉ biết sống cho riêng mình, mù đui trước những thống khổ của những người bất hạnh… .
Khi đi đường, các môn đệ đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả theo kiểu “quyền uy danh vọng lợi lộc” trần gian ấy. Chắc hẳn các ông cũng hiểu rõ đó là điều tốt xấu thế nào nên khi Chúa Giê-su hỏi các ông đã làm thinh.
Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. (Mc.9,33-34).
Ai lớn hơn Thiên Chúa? Nhưng Thiên Chúa đã trở nên quá bé nhỏ với hình hài “bé thơ” nơi Hang Lừa Máng Cỏ ở Bê Lem.
Ai uy quyền hơn Thiên Chúa? Nhưng Thiên Chúa đã trở nên quá yếu đuối trên Thập Giá ở đồi Gôn-gô-tha.
Đừng "lớn" như vua chúa, để ta trở nên nhỏ bé làm người phục vụ.
“Chúng con không được giống như các vua chúa trần gianbắt người khác phục vụ mình. Trái lại, trong chúng con ai muốn làm thủ lãnh thì phải làm tôi tớ mọi người, cũng như Con Người không đến để được người ta hầu hạ, nhưng là để hầu hạ và thí mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người” (Mt 20,25-28).
Hãy "nhỏ" như bé thơ, để ta lớn lên trong niềm tin yêu phó thác.
"Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. (Mt.18,1-3).
Lạy Chúa
Cho con mãi là bé thơ
nhận ra mình dại khờ
cần Lời Ngày dạy bảo
Cho con mãi là em bé
trong vòng tay chở che
của Chúa đến ngàn đời.
Cho con ngày tháng lớn lên
luôn biết phụng sự Ngài
và phục vụ tha nhân
Cho con cất cao lời Tạ Ơn
Một đời nhiều lầm lỡ
Ngài luôn thương nâng đỡ… Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG
SUY NIỆM TIN MỪNG
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN B-15
(Mc.9,30-37)
TỪ EM NHỎ ĐẾN NHỮNG NGƯỜI BÉ NHỎ
30 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, 31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại." 32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. 35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." 36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: 37 "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấngđã sai Thầy."
________________
SUY NIỆM
TỪ EM NHỎ ĐẾN NHỮNG NGƯỜI BÉ NHỎ
Em nhỏ
“Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: 37 "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấngđã sai Thầy." (Mc.9,36-37).
Đặc điểm của em nhỏ - trẻ thơ - là:
Đơn sơ, trong trắng: cần trân trọng, giữ gìn.
Nhỏ bé: cần nơi nương tựa.
Thiếu thốn: cần sự giúp đỡ.
Yếu ớt: cần được chở che.
Ngây thơ: cần sự dìu dắt.
Nên, khi tiếp đón một trẻ thơ, một em nhỏ, người tiếp đón tự hạ mình như em nhỏ, đơn sơ và gần gũi với con tim mang một tình yêu cao cả để đem lại cho em nhỏ một cuộc sống bình an, tốt đẹp, vui tươi, hướng về một tương lai tươi sáng.
Nên, tiếp đón một em nhỏ, luôn có sự hy sinh. Tình yêu càng mạnh mẽ, hy sinh càng to lớn.
Những người bé nhỏ.
Những người bé nhỏlà những người đơn sơ, thật thà, chất phát. Là những người thấp kém, nghèo khổ. Là những người bệnh hoạn, những người thiếu thốn về vật chất, khiếm khuyết về thể xác cũng như tinh thần. Là những người lầm đường lạc lối, những người bị xã hội ruồng bỏ, những người thấp cổ bé miệng không thể có cơ hội vươn lên…
Những điểm chung của những người bé nhỏ, thường là:
Đơn sơ, thật thà, chân chất: đáng trân trọng gìn giữ.
Nhỏ bé, lạc lỏng, bơ vơ: cần có điểm tựa.
Thiếu thốn, nghèo đói tinh thần và vật chất: cần sự giúp đỡ, tiếp sức.
Yếu ớt, thấp kém, nằm bên lề xã hội: cần được chở che, bênh vực.
Đời tăm tối, thiếu lẽ sống, mất phương hướng: cần được dìu dắt, dẫn đường.
Cũng như tiếp đón trẻ thơ, người tiếp đón những kẻ bé mọn, những người bất hạnh, đều cần có cái tâm chân thành chính trực, tấm lòng cao thượng. Tự hạ mình trở nên người bé nhỏ, chân tình, chia sẻ, đỡ nâng. Tiếp đón những người bẻ nhỏ với tư cách một kẻ cả, quan liêu, hách dịch, làm sao thân mật, đồng hành.
Vì thế, tiếp đón những người bé nhỏ đòi hỏi người tiếp đón luôn biết xả thân, hy sinh, và có khi rước lấy nhiều thiệt thòi, đắng cay, thậm chí có khi hy sinh cả mạng sống.
“LạyChúa,cóbaogiờchúngconđãthấyChúađóimàchoăn,khát mà chouống;(38)cóbaogiờđãthấyChúalàkháchlạmàtiếprước;hoặctrần truồng mà cho mặc?(39)CóbaogiờchúngconđãthấyChúađauyếuhoặcngồitù,màđếnhỏihanđâu?(40)ÐứcVuasẽđáplạirằng:Tabảothậtcácngươi:mỗilầncácngươilàmnhưthếchomộttrongnhữnganhembénhỏnhấtcủaTađây,làcácngươiđãlàmchochínhTavậy. (Mt.25,37-46).
Trở nên nhỏ bé theo gương Chúa Giêsu
Trở nên nhỏ bé để biết vâng phục Thiên Chúa và yêu thương phục vụ anh em.
Thiên Chúa yêu thương con người, và Thiên Chúa đã xuống thế làm người vì yêu thương nhân loại.
“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ
trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập giá.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.(Pl.2,6-11)
“Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta”.Ngài đã tự nguyện trở nên bé nhỏ vì nhân loại. Bé nhỏ để “khiêm nhường phục vụ”.
“Hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng” (Mt.11,29).
Kiêu căng, hách dịch, chỉ biết đòi được cung phụng, làm sao phục vụ được. Túi tham không đáy, không ngừng cấu xé nhau vì địa vị, quyền chức. “Ai là người lớn hơn cả”, và rồi sẽ đi đến chuyện “không ai muốn nhỏ hơn cả”.
"Chúa hạ kẻ quyền thế xuống và nâng người hèn mọn lên."(Lc 1,52)
Đáng sợ nhất, là kẻ tự thấy mình quá lớn, quá khôn ngoan, không thể đón nhận được Tin Mừng, không thể đón nhận Đức Kitô, không thể đón nhận Thiên Chúa.
"Cha đã giấu không cho những người hiền triết biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn." (Mt 11,25).
Mọi người đều trở nên nhỏ bé, để phục vụ tha nhân, để phục vụ “những người nhỏ bé” quanh ta, nhận ra Chúa Kitô nơi anh em, nơi những người nhỏ bé, ta cũng phải “khiêm nhường nhỏ bé” như Gương Chúa Giêsu, sống yêu thương và phục vụ theo giáo huấn tình yêu của Ngài.
“Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. (Ga.13,14).
"Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấngđã sai Thầy(Mc.9,37). Như vậy, nếu ngược lại, từ chối một em nhỏ, cũng là từ chối chính bản thân ta. Vì lúc ấy cũng là từ chối Chúa Giêsu, từ chối Thiên Chúa. Thiên Chúa mà con người còn chối từ thì anh em đồng loại còn nghĩa lý gì. Khi Thiên Chúa không còn ngự trị trong lòng con người, ai cũng sẽ là người lớn, không ai chịu nhỏ, ai cũng là người thống trị, không ai chịu cúi xuống rửa chân cho người khác.
"Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. (Mt.18.3-4).
Tình thương - cốt lõi nhân vị của con người - nếu tình thương không còn nữa, con người trở nên vong thân, mất phẩm giá. Ta dễ hiểu vì sao thế giới không hề chấm dứt sự chia rẽ, tranh giành, cấu xé, nát vụn, bom đạn và chiến tranh…
Lạy Chúa,
Chúa trên tột đỉnh cao sang
Trút bỏ vinh quang
Mặc lấy thân nô lệ
Trở nên giống phàm nhân
Bé nhỏ đời nhân thế...
Con người kiếp mỏng manh hoa cỏ
Cố xóa bỏ phận hèn cát bụi
Học đòi thói cao sang
Tự bồi đắp vinh quang
Muốn thay quyền Thiên Chúa
Ai cũng tự xem mình như vua chúa
Ai cũng cố giữlấy quyền uy
Cuộc tương tàn rồichẳng còn gì
Đời tan hoang trong bể sầu nhân thế...
Xin Chúa nguồn ơn thiêng
Cho con người thức tỉnh
Tình yêu Chúa trinh nguyên
Cho lòng người thăng tiến.
Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG