You are here:

CN CHÚA BA NGÔI: Nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 


CN CHÚA BA NGÔI: Nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa

Cả cuộc đời Chúa Ki-tô, việc làm và lời giảng dạy của Ngài đều nhắm vào mục đích duy nhất là mạc khải cho nhân loại nhận biết Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho con người lớn lao đến thế nào. Tình Yêu ấy là suối nguồn của mọi tình yêu, tình yêu hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa.

 

 

 

 

SUY NIỆM TIN MỪNG
LỄ CHÚA BA NGÔI
(Ga.3,16-18)
*****

NHẬN RA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

 


16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.
17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.
18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.
_______________

16 For God so loved the world that he gave  his only Son, so that everyone who believes in him might not perish but might have eternal life.
17 For God did not send his Son into the world to condemn  the world, but that the world might be saved through him.
18 Whoever believes in him will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because he has not believed in the name of the only Son of God.

________________

SUY NIỆM

Nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa

1. Tình yêu của Thiên Chúa vô tận

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy:

“Khi đôi mắt chúng ta được soi sáng bởi Thần Khí, chúng mở ra cho việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa trong vẻ đẹp của thiên nhiên và sự vĩ đại của vũ trụ, và đưa chúng ta tới chỗ khám phá ra rằng mọi sự nói về Thiên Chúa và mọi sự nói về tình yêu của Người. Tất cả khơi dậy nơi chúng ta sự kinh ngạc lớn lao và tâm tình biết ơn sâu xa. Ðó là cảm xúc mà chúng ta có khi ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật hay bất cứ kỳ công nào khác, kết qủa của tài khéo léo và óc sáng tạo của con người. Trước tất cả những điều đó Thần Khí dẫn đưa chúng ta tới chỗ chúc tụng Chúa từ tận cùng sâu thẳm con tim, và thừa nhận trong tất cả những gì chúng ta có và những gì chúng ta là, một ơn vô giá của Thiên Chúa và một dấu chỉ tình yêu thương vô tận của Ngài đối với chúng ta”. (ĐTC Phanxicô, Huấn dụ về Ơn Hiểu Biết của Thánh Thần sáng Thứ Tư, 21.05.2014).

Cả cuộc đời Chúa Ki-tô, việc làm và lời giảng dạy của Ngài đều nhắm vào mục đích duy nhất là mạc khải cho nhân loại nhận biết Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho con người lớn lao đến thế nào. Tình Yêu ấy là suối nguồn của mọi tình yêu, tình yêu hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà còn được sống đời đời “(Ga 3,16).  

“Tin vào con một của Người” - tin vào Chúa Ki-tô – con người mới có thể nhận ra được Tình Yêu của Chúa Ba Ngôi, không có lời rao giảng của Đức Giêsu Kitô, con người không thể thấu hiểu Tình Yêu Thiên Chúa.

Khi Ðức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người". (Mt.3,16-17).

Để diễn tả Tình Yêu Thiên Chúa, Chúa Ki-tô đã dạy con người gọi Thiên Chúa là Cha. “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Mt.6, 9-13). Một Người Cha Nhân Từ yêu thương tha thứ đứa con lầm lỗi như trong dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (thường quen gọi dụ ngôn “Đứa con hoang đàng”) (Lc.15,11-32).

 

 2. Nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa

“Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ”. (1Côrintô 1,18-20).

Thập Giá là minh chứng hùng hồn và đầy đủ nhất về Tình Yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Rao giảng về Thập Giá là rao giảng về Tình Yêu Thiên Chúa. Một tình yêu quá thẳm sâu, tâm trí con người không thể suy thấu, điều mà phàm nhân thấy là “ô nhục”, là “điên rồ”.

Ta suy nghĩ thêm về tự truyện sau đây:

Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !”. Mẹ tôi trả lời: “Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?”. Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?”

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: “Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp.” Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý; thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng. Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: “Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy ! Thôi, mẹ về đây.”

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: “Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ ?” Mẹ tôi trả lời: Bố mày bán máu lấy tiền đấy !

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi ? Trời ơi ! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa. Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng. Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: “Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé !” Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể. Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: “Chiếc đồng hồ vẫn còn đây.” Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ ?” Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: “Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy !” Tôi hỏi tiếp: “Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ ?” Thầy bảo: “Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người. (INTERNET).

 Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta nhận ra nguồn cội của mình.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết mình lầm lỗi.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết sám hối.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta nhận ra được những ân huệ của Ngài.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết chúc tụng tôn vinh.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết dâng lời cảm tạ.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết tín thác tin yêu.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết thương yêu mọi người như anh em.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết chung sống hòa bình.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết thăng tiến vươn lên.
Không nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa, làm sao ta biết ý nghĩa đời ta…

Lạy Chúa,

Nguyện xin danh Chúa cả sáng.
Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG.

Bài Đọc Thêm

1. Lời Mở

Có nhiều lối nhìn về Icon Chúa Ba Ngôi của A. Roublev. Như quan điểm của giáo sư Evdokimov là Thiên thần ở giữa là Chúa Cha. Bên trái (người xem) là Chúa Con, và bên phải là Chúa Thánh Thần (Paul Evdokimov - L'Orthodoxie - Delachaux et Niestlé - Neuchach âtel , Suisse, 1965, tr.233).  Có thể những người theo lối nhìn này dựa vào một truyền thống nào đó, hoặc theo quan niệm thông thường là ở giữa quan trọng hơn cả nên dành cho Ngôi Thứ Nhất là Chúa Cha, hoặc theo Kinh Tin Kính thì Đức Ki-tô "lên trời ngự bên hữu Chúa Cha".... Ngoài ra Evdokimov còn khám phá ra hình tam giác bao trùm 3 Thiên thần, mà chóp đỉnh ngay trên trên Thiên thần ngồi giữa là Chúa Cha (x. L'Orthodoxie - sđd, tr.236). Quả thực, người ta thường dùng hình tam giác đều cạnh để giải thích mầu nhiệm Ba Ngôi "tam vị nhất thể".

Nhưng ở đây, chúng tôi chọn lối nhìn theo một số nhà chuyên môn nghệ thuật,  như Lydia Iovleva và Evgueni Gavrilov , tác giả sách La Gallerie Trétiakov Moscou (Lydia Iovleva, Evgueni Gavrilov - La Gallerie Trétiakov Moscow - Editions d' Art Aurora, Leningrad 1987, số 24),   như M.W.Alpatov, thuộc Hàn Lâm Viện Mỹ Thuật Nga, và Olga Dacenko, Trưởng ban giảng huấn Viện bảo tàng Quốc gia Pháp (M.W. Alpatov, Olga Dacenko - Art Treasuures of Russion - nxb. Harry N. Abrams. Inc, New York, tr. 91), Tất cả đều khẳng định Thiên thần ngồi giữa là Đức Ki-tô, Chúa Con, bên trái (người xem) là Chúa Cha, và bên phải là Chúa Thánh Thần.

Thứ đến, trong truyền thống hội họa Icon Chính Thống Giáo về chủ đề Chúa Ba Ngôi, trướcsau Roublev, người ta thấy có những bức ảnh trình bày Đức Ki-tô nơi vị trí Thiên thần ngồi giữa . Điều này được nhận ra bởi hình thức, màu sắc y phục, hoặc những biểu tượng như hào quang, hàng chữ ghi chú trên đầu Thiên thần ngồi giữa (x. V.N.Lazrev - Novgorodian Icon-Painting. Moscow "Iskusstvo",1981, số 32,33,34. / x. The Faceted Chamber in the Moscow Kremlin - Ed. Aurora, Leningrad, 1978, số 3).

Sau cùng, các suy luận thần học về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, đặc biệt thần học Đông phương, có thể giúp chúng ta nhìn ra hướng chuyển động theo đường thẳng, khởi từ Chúa Cha bên trái (điểm khởi) qua Chúa Con ở giữa để kết tụ nơi Chúa Thánh Thần bên phải (điểm kết). Từ ngữ chuyên môn là "phát xuất" hay "nhiệm xuất" (processio): Bởi Chúa Cha sinh ra Chúa Con. Bởi Chúa Cha và Chúa Con (Filioque) hoặc qua Chúa Con (per Filium) phát xuất ra Chúa Thánh Thần.

Như vậy, Chúa Con ở vị trí giữa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần là rất phù hợp với công thức tín điều.

(Sưu tầm từ nhiều nguồn).

2. Cùng Suy Tư

Bức tranh miêu tả mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi của Chính thống giáo Nga

“Đó là điều vô lý nhất và không thích hợp khi miêu tả Chúa Cha với hình tượng người đàn ông có bộ râu màu xám, và Người con duy nhất của Ngài có hình ảnh chim bồ câu ở giữa, bởi vì không ai đã nhìn thấy Chúa Cha vì thiên tính của Ngài, và Chúa Cha không có xương có thịt […] và Chúa Thánh Thần bản chất không phải là chim bồ câu, nhưng bản chất là Thiên Chúa.” (Đại Thượng Hội Đồng Moscow, 1667)

 

Ngôi Chúa Ba (Andrei Rublev)

Đối với Giáo Hội Chính Thống Nga, việc miêu tả Thiên Chúa Ba Ngôi trong nghệ thuật là một vấn đề gây tranh cãi trong hàng ngàn năm qua. Mặc dù Công Đồng Nicaea năm 787 cho phép các họa sĩ vẽ về Thiên Chúa, tuy nhiên Giáo Hội Chính Thống Nga vẫn không hài lòng với những bức họa phổ biến về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Họ cảm thấy hình tượng người đàn ông với bộ râu màu xám và chim bồ câu (thường được dùng để mô tả Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong hội họa) không thể xứng với mầu nhiệm khôn thấu về về Thiên Chúa Ba Ngôi. Thay vì sử dụng những hình ảnh phổ biến này, họ đã chọn bức tranh (icon) Chúa Ba ngôi của Andrei Rublew như cách diễn tả thích hợp về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Rất khó để những người bên ngoài Chính thống giáo hiểu được những bức tranh icon của Chính thống giáo Nga, và với cái nhìn đầu tiên, bức tranh có vẻ không diễn tả hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi. Bối cảnh trung tâm của bức ảnh xuất phát từ sách Sáng Thế, khi ông Abraham tiếp đón ba vị khách lạ vào lều của mình,

“Và Đức Chúa hiện ra với Abraham tại cụm sồi Mamre … Ông ngước mắt lên và … kìa, ba người đàn ông đứng gần ông. Vừa thấy, ông liền từ cửa lều chạy ra đón khách, sụp xuống đất và nói … [Ông Abraham] đã lấy [bánh, sữa chua, sữa tươi, và thịt bê đã làm] mà đãi khách; và ông đứng hầu dưới gốc cây trong khi họ dùng bữa “(Sáng thế ký 18: 1-8).

Bức ảnh của Rublev miêu tả cảnh tượng trên với hình ảnh ba thiên thần, có dáng vẻ giống nhau, ngồi quanh một chiếc bàn. Phía sau là ngôi nhà của Abraham và một cây sồi phía sau ba vị khách. Trong khi bức ảnh này mô tả một sự kiện trong Cựu Ước, thì Rublev đã sử dụng đoạn Kinh Thánh này để phác họa hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, phù hợp với các nguyên tắc nghiêm ngặt của Giáo Hội Chính Thống Nga.

Các biểu tượng của hình ảnh phức tạp và có ý nghĩa tổng quát niềm tin thần học của Giáo Hội trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Trước hết, ba thiên thần giống hệt nhau về hình dạng tương ứng với tín điều Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng cùng một bản thể duy nhất. Tuy nhiên, mỗi thiên thần trong bức trang mặc một trang phục khác nhau, diễn tả sự riêng biệt của mỗi ngôi vị. Trên thực tế, việc Rublev mô tả Thiên Chúa Ba Ngôi trong hình ảnh thiên thần cũng là một lời nhắc nhở về bản tính của Thiên Chúa, Đấng là thần linh thuần túy.

Các thiên thần được sắp xếp từ trái sang phải theo thứ tự như khi chúng ta tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Thiên thần đầu tiên mặc áo màu xanh, tượng trưng cho bản tính thần linh của Thiên Chúa và áo choàng màu tím, chỉ vương quyền của Chúa Cha.

Thiên thần thứ hai và là vị quen thuộc nhất, là người mặc loại quần loại đặc trưng của Chúa Giêsu trong truyền thống icon. Màu đỏ tượng trưng cho nhân tính của Chúa Kitô, trong khi màu xanh là biểu hiện thiên tính của Người. Cây sồi phía sau nhắc nhở chúng ta về cây sự sống trong Vườn Eden cũng như thập giá mà trên đó Chúa Kitô đã cứu thế giới khỏi tội lỗi của Adam.

Thiên thần thứ ba mặc một chiếc áo màu xanh (thiên tính), và áo choàng xanh lá cây. Màu xanh lá chỉ trái đất và nhiệm vụ đổi mới địa cầu của Chúa Thánh Thần. Xanh lá cũng là màu phụng vụ trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, theo truyền thống Chính thống giáo và Byzantine. Hai thiên thần bên phải bức tranh đầu hơi cúi, diễn tả một thực tế là Chúa Con và Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Cha.

Trung tâm của bức tranh là chiếc bàn, tượng trưng cho một bàn thờ. Đặt trên bàn là một chiếc bát hoặc chén bằng vàng, có chứa thịt bê mà Abraham đã chuẩn bị cho khách. Thiên thần ở giữa có lẽ đang làm phép bữa ăn. Tổng hợp các điều đó nhắc nhở chúng ta về bí tích Thánh Thể.

Tuy bức tranh không minh họa trực tiếp mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng đây là một trong những bức tranh uyên thâm nhất từng được vẽ. Truyền thống Chính thống giáo và Byzantine vẫn dùng nó nhưng cách miêu tả chính về Thiên Chúa Ba Ngôi. Bức tranh thậm chí được đánh giá cao trong Giáo hội Công giáo La Mã, và thường xuyên được các giáo lý viên sử dụng để dạy người khác về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm, và sẽ luôn là như vậy khi chúng ta đang còn hiện diện trên trái đất. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta thấy được cái nhìn thoáng qua về sự sống thần linh của Thiên Chúa, và bức tranh của Rublev đã giúp chúng ta có được giây phút ngắn ngủi để nhìn vào phía sau bức màn mầu nhiệm.

 Thái Hà chuyển ngữ

__________________

The Russian Icon that Reveals the Mystery of the Trinity

“It is most absurd and improper to depict in icons God the Father with a grey beard and the Only-Begotten Son in His bosom with a dove between them, because no-one has seen the Father according to His Divinity, and the Father has no flesh […] and the Holy Spirit is not in essence a dove, but in essence God.” (Great Synod of Moscow, 1667)

For the Russian Orthodox Church, depicting the Holy Trinity in art has been an issue of controversy for the past thousand years. Even though the Council of Nicaea in 787 permitted the artistic representation of God, the Russian Orthodox Church was unhappy with the popular images of God the Father and God the Holy Spirit.

They felt the gray-bearded man and the dove could not do justice to the unfathomable mystery of the triune God. In place of these widespread images of God, they chose to use Andrei Rublev’s Trinity icon as the proper way to depict the Father, Son and Holy Spirit.

The Russian icon is hard to grasp for those outside the Orthodox tradition and at first glance it doesn’t appear to represent the Holy Trinity. The central scene of the icon comes from the book of Genesis, when Abraham welcomes three strangers into his tent,

“And the Lord appeared to [Abraham] by the oaks of Mamre … He lifted up his eyes and … behold, three men stood in front of him. When he saw them, he ran from the tent door to meet them, and bowed himself to the earth …[Abraham] set [cakes, curds, milk, and a calf he prepared] before them; and he stood by them under the tree while they ate.” (Genesis 18:1–8)

Rublev’s icon depicts this scene with three angels, similar in appearance, sitting around a table. In the background is the house of Abraham as well as an oak tree that stands behind the three guests. While the icon depicts this scene in the Old Testament, Rublev used the biblical episode to make a visual representation of the Trinity that fit within the strict guidelines of the Russian Orthodox Church.

The symbolism of the image is complex and is meant to summarize the Church’s theological beliefs in the Holy Trinity. First of all, the three angels are identical in appearance corresponding to the belief of the oneness of God in three Persons. However, each angel is wearing a different garment, bringing to mind how each Person of the Trinity is distinct. The fact that Rublev depicts the Trinity using angels is also a reminder of the nature of God, who is pure spirit.

The angels are shown from left to right in the order that we profess our faith in the Creed: Father, Son and Holy Spirit.

The first angel wears a blue undergarment, symbolizing the divine nature of God and a purple outer garment, pointing to the Father’s kingship.

The second angel is the most familiar as he is wearing the clothes typically worn by Jesus in traditional iconography. The crimson color symbolizes Christ’s humanity, while the blue is indicative of his divinity. The oak tree behind the angel reminds us of the tree of life in the Garden of Eden as well as the cross upon which Christ saved the world from the sin of Adam.

The third angel is wearing a blue garment (divinity), as well as a green vestment over the top. The color green points to the earth and the Holy Spirit’s mission of renewal. Green is also the liturgical color worn on Pentecost in the Orthodox and Byzantine tradition. The two angels on the right of the icon have a slightly bowed head toward the other, illustrating the fact that the Son and Spirit come from the Father.

In the center of the icon is a table that resembles an altar. Placed on the table is a golden bowl or chalice that contains the calf Abraham prepared for his guests and the central angel appears to be blessing the meal. All of that combined reminds us of the sacrament of the Eucharist.

While not the most direct representation of the Holy Trinity, it is one of the most profound visualizations ever produced. It remains in the Orthodox and Byzantine traditions the primary way to depict the Triune God. The icon is even held in high esteem in the Roman Catholic Church and is frequently used by catechists to teach others about the mystery of the Trinity.

The Trinity is a mystery and will always be so while we are on earth. However, sometimes we are given glimpses into God’s divine life, and Rublev’s icon allows us a brief second to peek behind the veil.

(https://aleteia.org/2016/05/21/the-russian-icon-that-reveals-the-mystery-of-the-trinity/#sthash.pIEnYNum.dpuf)

 

Đang có 80 khách và không thành viên đang online

12702908
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần rồi
Tháng này
Tháng rồi
Tất cả
4758
9459
62417
12578560
182612
303367
12702908

Your IP: 3.141.202.54
Server Time: 2024-04-20 12:02:13