HÃY CAN ĐẢM CHỌN LỰA NIỀM VUI CAO CẢ
HÃY CAN ĐẢM CHỌN LỰA NIỀM VUI CAO CẢ
Có những câu chuyện đời thường xảy ra rất bình thường nhưng mang ý nghĩa rất phi thường. Sau đây là một thí dụ: Chuyện "Đi xem xiếc cùng cha".
Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chỉ chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến 5 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 tuổi. Nhìn dáng vẻ những đứa bé ấy, có thể đoán được gia đình chúng không giàu có. Quần áo chúng mặc không phải loại đắc tiền nhưng sạch sẽ và tươm tất. Đó là những đứa trẻ biết cách cư xử. Cứ nhìn cái cách từng hai đứa một nắm ta nhau xếp hàng sau bố mẹ chúng thì rõ. Chúng nói chuyện huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, các con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 5 đứa trẻ ấy.(...)
HÃY CAN ĐẢM CHỌN LỰA NIỀM VUI CAO CẢ
Có những câu chuyện đời thường xảy ra rất bình thường nhưng mang ý nghĩa rất phi thường. Sau đây là một thí dụ: Chuyện "Đi xem xiếc cùng cha".
Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chỉ chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến 5 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 tuổi. Nhìn dáng vẻ những đứa bé ấy, có thể đoán được gia đình chúng không giàu có. Quần áo chúng mặc không phải loại đắc tiền nhưng sạch sẽ và tươm tất. Đó là những đứa trẻ biết cách cư xử. Cứ nhìn cái cách từng hai đứa một nắm ta nhau xếp hàng sau bố mẹ chúng thì rõ. Chúng nói chuyện huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, các con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 5 đứa trẻ ấy.
Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh hiện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: "Cho tôi 5 vé trẻ con, 2 vé người lớn để tôi có thể đưa cả nhà mình vào xem xiếc".
Song, khi người bán vé báo giá của 7 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi ta chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi: "Anh nói giá bao nhiêu?"
Người bán vé bình thản lập lại giá của 7 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 5 đứa con của mình rằng ông ấy không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc?
Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô la và thả xuống đất. Sau đó, ông cúi xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên:
- Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông.
Người đàn ông đó hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ trong một tình huống ngặt nghèo. Bối rối trong giây lát rồi ông nhìn thẳng vào mắt cha tôi, chụp lấy tay cha tôi bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô la, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má, đôi môi mấp máy một cách khó khăn:
- Cám ơn, cám ơn ông rất nhiều! Điều này thật sự ý nghĩa với gia đình tôi lúc này.
Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông đó khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha tôi đón xe buýt về nhà, đơn giản vì số tiền còn lại trong túi cha tôi không đủ để mua vé cho hai cha con. Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha tôi. Những gì ông đã làm lúc đó đáng giá hơn cả ngàn buổi xem xiếc.
_________________
CHIA SẺ CHÚT SUY TƯ
HÃY CAN ĐẢM CHỌN LỰA NIỀM VUI CAO CẢ
Nói bằng ngôn ngữ triết lý hơi lớn lao một chút, thì "không ai là một hòn đảo". Nói với ngôn ngữ bình dân hơn, thì "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"... Nói gọn gàng hơn, thì nhân loại cùng chung sống trên trái đất này phải có tình liên đới, cần đối xử với nhau bằng cả tình người.
Sự quan tâm ấy, bắt đầu từ tình làng nghĩa xóm, lan rộng ra khỏi ranh giới xóm làng, rồi đất nước, và cả thế giới, để tình người ấy được mở rộng vòng kết nối "tứ hải giai huynh đệ", bốn biển là anh em một nhà. Trái đất là mái nhà chung.
Dù ở giới hạn nào, thì tình liên đới giữa con người vẫn có một điều kiện chung để gìn giữ nó, đó là biết quan tâm đến nhau.
Có những câu chuyện đời thường xảy ra rất bình thường nhưng mang ý nghĩa rất phi thường. Đó là khi con người quan tâm đến nhau và ra tay "nghĩa hiệp" can thiệp "gỡ rối" cho nhau trong những "tình huống ngặt nghèo" của cuộc sống, như câu chuyện "theo cha đi xem xiếc" kể trên.
Từ câu chuyện kể trên, ta có thể rút ra một vài bài học, tuy đơn sơ, nhưng thật sự rất cần thiết.
1. Hãy luôn nhìn cuộc sống quanh ta.
Không nhìn cuộc sống quanh ta, làm sao thấy những khó khăn của tha nhân đang gặp phải.
Không nhìn cuộc sống quanh ta, thì sẽ chỉ nhìn thấy mình và tự nhốt mình trong hòn đảo ích kỷ hẹp hòi.
Không nhìn cuộc sống quanh ta, ta không có cơ hội để nâng hồn mình lên cao bằng những việc làm cao cả mà ta hoàn toàn có thể thực hiện được nếu muốn.
Tình huống trong câu chuyện hôm nay không phải là cái gì lớn lao lắm, nhưng nó đánh mất niềm vui của cả một gia đình, mà có thể họ đã chuẩn bị từ lâu. Họ thiếu tiền vào xem xiếc.
Người bán vé bình thản lập lại giá của 7 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 5 đứa con của mình rằng ông ấy không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc?
"Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô la và thả xuống đất". (trích truyện kể trên).
2. Giúp đỡ và gìn giữ lòng tự trọng của người nhận.
Có những sự giúp đỡ được bao bọc trong những gói hàng được tô điểm bằng những từ ngữ "bác ái", "từ thiện" rất to, với loa phóng thanh quảng cáo rầm rộ, có những sự giúp đỡ có điều kiện phải được nhiều người biết đến, và người nhận phải cúi mọp như những kẻ ăn xin.
Nhưng, sự giúp đỡ chân chính luôn mang ý nghĩa của một sự chia sẻ chân thành, thầm lặng. Nó kéo theo sự tế nhị, bình thản. Đó là nghĩa vụ của con người với nhau. Đó là hoa trái tất nhiên của tình người.
Sau đó, cha tôi cúi xuống nhặt (tờ 20 đô la) lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên:
- Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông. (trích truyện kể trên).
3. Sự giúp đỡ đúng lúc, đúng hoàn cảnh.
Sự đúng lúc, đúng hoàn cảnh, thể hiện một thái độ chân thành, nhanh chóng, không chờ đợi người thiếu thốn lên tiếng van xin, hay tỏ thái độ rầu lo đau khổ để kêu gọi lòng thương xót của người khác.
Trong câu chuyện kể trên, mấy đứa con của hai vợ chồng nghèo không hề hay biết điều tệ hại đang xảy ra. Chúng vẫn hồn nhiên chuẩn bị bước vào rạp xiếc. Đối với chúng, chuyến đi chơi thật vui và chúng tin rằng từ khi đi đến lúc về thật như ý, chỉ cha mẹ chúng có lúc phải "gục đầu" và "tái mặt". Ta có thể hình dung những gương mặt ngây thơ đang hí hửng vui tươi sẽ như thế nào, khi cha nó bảo: "về, chúng con ơi, mình không đủ tiền vào rạp xiếc hôm nay!".
Người đàn ông đó hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ trong một tình huống ngặt nghèo. Bối rối trong giây lát rồi ông nhìn thẳng vào mắt cha tôi, chụp lấy tay cha tôi bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô la, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má, đôi môi mấp máy một cách khó khăn:
- Cám ơn, cám ơn ông rất nhiều! Điều này thật sự ý nghĩa với gia đình tôi lúc này. (trích truyện kể trên).
4. Sự giúp đỡ bằng tất cả tấm lòng.
Nếu người giúp đỡ trong câu chuyện này sau đó vẫn vào rạp xiếc với con mình, câu chuyện sẽ giảm đi ý nghĩa cao cả của nó phần nào. Ông ta hào phóng, vì ông ta có tiền nhiều. Nhưng, không. - Ông ấy đã ra về, vì ông ấy thiếu tiền vào rạp xiếc cùng với con mình.
Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông đó khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha tôi đón xe buýt về nhà, đơn giản vì số tiền còn lại trong túi cha tôi không đủ để mua vé cho hai cha con. Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! (trích truyện kể trên).
5. Hãy can đảm chọn lựa niềm vui cao cả.
Vâng, thưa các bạn, chính vì thế - vì không có dư tiền mà ông vẫn "cứu giúp" cho một gia đình xa lạ có được trọn niềm vui, còn ông và con ông thì phải hy sinh niềm vui đó - niềm vui vào xem xiếc - đó là một sự chọn lựa "can đảm". Chọn lựa giữa niềm vui được cùng con xem xiếc, và niềm vui giúp đỡ một gia đình có đêm vui hạnh phúc. "Can đảm" vì sự chọn lựa ấy đòi hỏi phải có sự hy sinh.
"Can đảm chọn lựa một niềm vui cao cả", niềm vui ấy lớn hơn cả ngàn lần niềm vui được xem xiếc đêm hôm ấy.
Những gì cha tôi đã làm lúc đó đáng giá hơn cả ngàn buổi xem xiếc. (trích truyện kể trên).
Và, ta có thể suy ngẫm thêm...
Trong cuộc đời ta, vẫn luôn có thể chứng kiến nhiều câu chuyện đời thường xảy ra rất bình thường nhưng mang ý nghĩa rất phi thường...
Từ đó, có thể một lúc nào đó, ta có cơ hội và biết "can đảm chọn lựa niềm vui cao cả", để ta thật sự vươn lên và thăng tiến, bồi đắp cho cuộc đời ta thêm ý nghĩa.
Ta thường nghe nói đời là "bể khổ", chứ không nghe ai nói đời là "bể vui", nhưng cay đắng thay, người đời lại thường thích gieo thêm đau khổ cho người khác.
Nên, cống hiến cho đời một niềm vui chân chính, đem đến cho tha nhân một nụ cười trong sáng, nhiều khi là sự chọn lựa khó khăn, đặc biệt trong một xã hội mà nền đạo đức đang tuột dốc đáng sợ như ngày hôm nay.
"Hãy cam đảm chọn lựa niềm vui cao cả", có thể làmột lời tự nhủ rất cần thiết khi ta nhìn thấy những nghịch cảnh trong cuộc sống quanh ta và những thử thách của chính cuộc đời mình.
MAI NHẬT THI