You are here:

XIN LÀ THỂ HIỆN NIỀM TIN

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

XIN LÀ THỂ HIỆN NIỀM TIN

1. Xin vì Yêu

Khi ta yêu ai, ta mới “xin” người đó một điều gì. Nếu ta xem ai đó như kẻ thù, ta không thể xin người đó được.

“Xin” nói lên tình yêu, lòng ngưỡng mộ, như ta xin ai chữ ký, một tấm ảnh, một kỷ vật…

Vì thế, khi ta xin người ta yêu mến một điều gì, trước tiên vì ta muốn được gần gũi họ, ta muốn thân thiện với họ, ta muốn, một cách nào đó, họ luôn ở bên ta.

Xin vì yêu mến thật lòng, ta tự biết “giới hạn” những gì mình xin. Ta không lợi dụng, quấy rầy, làm phiền hà và làm khổ tâm người ta xin vì những điều xin quá đáng của ta.

Ngược lại, có những điều ta xin thật sự rất bình thường ta có thể tự mình làm được, nhưng ta “ỉ lại” vào người khác, thái độ sống của ta như loài chùm gửi chỉ biết sống bám víu, nương tựa vào người khác, không tự hết mình phấn đấu vươn lên.

 

SUY NIỆM TIN MỪNG
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN C
(Lc.18,1-8)
***

 XIN LÀ THỂ HIỆN NIỀM TIN
 


 

1 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2 Người nói: "Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3 Trong thành đó, cũng có một bà góa. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: "Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho. 4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: "Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5 nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc."

6 Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! 7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"

______________

SUY NIỆM

XIN LÀ THỂ HIỆN NIỀM TIN

1. Xin vì Yêu

Khi ta yêu ai, ta mới “xin” người đó một điều gì. Nếu ta xem ai đó như kẻ thù, ta không thể xin người đó được.

“Xin” nói lên tình yêu, lòng ngưỡng mộ, như ta xin ai chữ ký, một tấm ảnh, một kỷ vật…

Vì thế, khi ta xin người ta yêu mến một điều gì, trước tiên vì ta muốn được gần gũi họ, ta muốn thân thiện với họ, ta muốn, một cách nào đó, họ luôn ở bên ta.

Xin vì yêu mến thật lòng, ta tự biết “giới hạn” những gì mình xin. Ta không lợi dụng, quấy rầy, làm phiền hà và làm khổ tâm người ta xin vì những điều xin quá đáng của ta.

Ngược lại, có những điều ta xin thật sự rất bình thường ta có thể tự mình làm được, nhưng ta “ỉ lại” vào người khác, thái độ sống của ta như loài chùm gửi chỉ biết sống bám víu, nương tựa vào người khác, không tự hết mình phấn đấu vươn lên.

2. Xin vì tin rằng mình được yêu

Không ai xin một điều gì tốt đẹp ở kẻ thù, vì không ai nuôi hy vọng mỏng manh từ sự thi ân của kẻ thù.

Ta xin ai một điều gì, là ta tin rằng người ấy thật sự yêu mến ta.

Xin là vững tin ta được yêu.

Vì được yêu, ta sẽ được ban tặng. Ban tặng để ta được hạnh phúc.

Sự ban tặng nào không đến từ tình yêu chân chính, đó không phải là sự ban tặng đích thực.

Sự ban tặng nào không mang lại cho ta hạnh phúc, đó không phải là sự ban tặng đúng nghĩa.

3. Xin là thể hiện niềm tin

Thời gian là thước đo của niềm tin.

Ta từng cầu xin cùng Chúa - hay nhờ Mẹ Maria và các thánh cầu bàu cùng Chúa cho chúng ta – mà vẫn chưa được như ý nguyện.

Có thể chưa phải là lúc cần thiết ta nhận được ơn ta nguyện cầu.
Có thể điều ta nguyện cầu nguy hiểm cho đời sống ngay lành của ta.
Có thể những điều ta kêu xin không làm cho đời ta thật sự hạnh phúc.
Có thể những điều ta muốn có nguy hiểm cho Đức Tin của chúng ta.
Có thể những điều ta nài xin ta đã có rồi mà ta chưa nhận ra hay chưa biết tận dụng.
Có thể ta đang bơi lội trong suối nguồn hạnh phúc Chúa ban mà ta chưa cảm nhận bao giờ

Mẹ Tê-rê-sa đã có những dòng suy tư:

Cuộc sống như một cơ may, hãy nắm lấy nó.
Cuộc sống thì rất đẹp, hãy chiêm ngưỡng nó.
Cuộc sống như một giấc mơ, hãy đón nhận nó.
Cuộc sống như một thử thách, hãy đáp ứng nó.
Cuộc sống như một trò chơi, hãy chơi với nó.
Cuộc sống như một gia tài, hãy gìn giữ nó.
Cuộc sống như một tình yêu, hãy thưởng thức nó.
Cuộc sống như một nỗi buồn, hãy vượt qua nó.
Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện.
Cuộc sống như một sự bí ẩn, hãy khám phá nó.
Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên.
Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng nó.
Và cuộc sống thì vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá hủy nó.

Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? (Lc.18,7).     

Có phải ta đã thật sự yêu mến Chúa không ?
Có phải ta đã thật sự hoàn toàn tín thác nơi Chúa không?
Có phải những lời cầu dông dài lắm chuyện đa đoan là bản đúc kết những tinh hoa mà ta thật sự cần có trong cuộc đời này không?

"Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhậm lời. Ðừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. (Mt.6,7).

Khi cầu nguyện, chúng ta tin tưởng Chúa sẽ “minh xét” cho chúng ta.

“Cho” hay “không”, Chúa hiểu chúng ta cần gì”.

"Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người.” (Lc.11,5-13).

Vì thế, “xin” cũng chính là thể hiện Niềm Tin của chúng ta. Minh chứng Đức Tin của chúng ta. Một niềm tin được thanh luyện với thời gian. Một Đức Tin được tôi luyện trong thử thách. Đó cũng chính là con Đường Thập Giá.

Ở quê tôi, có một gia đình Công Giáo nghèo. Người chồng cố gắng làm việc nhiều nhưng vẫn nghèo. Trong một lần có rượu, anh kêu gào lớn tiếng: “Tôi đạo dòng. Tôi giữ đạo. Con cháu tôi giữ đạo. Cha mẹ tôi giữ đạo. Ông cố ông sơ tôi giữ đạo… Sao tôi vẫn nghèo. Sao Chúa bỏ tôi. Sao Chúa không nghe tôi cầu xin. Chúa không nghe thì tôi kêu cầu vị khác…”. Rồi ông dẹp Bàn Thờ Chúa, ông dựng bàn thông thiên trước cửa… Hơn một năm sau, không có gì thay đổi, ông vẫn nghèo và còn nghèo hơn trước, rồi sau đó ông lâm trọng bệnh… Giờ phút cuối cùng ông xin gặp linh mục. Ông trở lại.

Nên “xin” cũng là tiếng nói của Tình Yêu. Yêu và được yêu. Yêu Chúa và được Chúa yêu. Không gì lay chuyển tình yêu ấy, đó là cuộc hành trình Đức Tin đầy cam go trong biển đời nhiều sóng gió.

Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? (Lc.18,8).

Lạy Chúa,

Con xin Chúa nhiều điều
Nhưng bao nhiêu cũng thiếu
Đời cần gì, bao nhiêu…
Lòng con Chúa đã hiểu.

Lấy gì để chở đầy
Trên chuyến tàu dục vọng
Ước mơ nào cháy bỏng
Sầu ảo ảnh tịch liêu…

Con yêu Chúa thật nhiều
Mà đời thì vụn dại
Xin cho con mãi mãi
Mùa hoa trái Tin Yêu. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG

____________________

Bạn có thể xem bài suy niệm mới năm 2016 tại Địa Chỉ:
http://canhdongtruyengiao.net/suy-niem/xin-voi-niem-xac-tin.html

 

 

 

Đang có 313 khách và không thành viên đang online

12777289
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần rồi
Tháng này
Tháng rồi
Tất cả
13516
15032
69445
12637346
256993
303367
12777289

Your IP: 18.118.200.136
Server Time: 2024-04-25 16:58:48