You are here:

CN 04 CHAY B: Trở về chính cội nguồn con người

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 


CN 04 CHAY B: Trở về chính cội nguồn con người

Tình Cha rất âm thầm sâu lắng. Như núi cao chất ngất nhưng lặng lẽ không lời. Người Cha không đi tìm con mình, nhưng khi đứa con ngỗ nghịch quay trở về, thì …"Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm chồm anh ta và hôn lấy hôn để.”(Lc.15,20).    

 

 

 

 

 


 

 

 

SUY NIỆM TIN MỪNG      
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY C
(Lc.15,1-3.11-32)
****


TRỞ VỀ CHÍNH CỘI NGUỒN CON NGƯỜI
 

Tranh The Return of the Prodigal Son của Brembrandt (1606-1669).

1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. 2 Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." 3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:

11 "Một người kia có hai con trai. 12 Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. 13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. 14 "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, 15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. 16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! 18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, 19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. 20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

"Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm chồm anh ta và hôn lấy hôn để. 21 Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. 22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.  25 "Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. 27 Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. 28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 29 Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. 30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng! 31 "Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.
______________

1 The tax collectors and sinners were all drawing near to listen to him, 2 but the Pharisees and scribes began to complain, saying, "This man welcomes sinners and eats with them." 3 So to them he addressed this parable.

11 Then he said, "A man had two sons, 12 and the younger son said to his father, 'Father, give me the share of your estate that should come to me.' So the father divided the property between them. 13 After a few days, the younger son collected all his belongings and set off to a distant country where he squandered his inheritance on a life of dissipation. 14 When he had freely spent everything, a severe famine struck that country, and he found himself in dire need. 15 So he hired himself out to one of the local citizens who sent him to his farm to tend the swine. 16 And he longed to eat his fill of the pods on which the swine fed, but nobody gave him any. 17 Coming to his senses he thought, 'How many of my father's hired workers have more than enough food to eat, but here am I, dying from hunger. 18 I shall get up and go to my father and I shall say to him, "Father, I have sinned against heaven and against you. 19 I no longer deserve to be called your son; treat me as you would treat one of your hired workers."' 20 So he got up and went back to his father.

While he was still a long way off, his father caught sight of him, and was filled with compassion. He ran to his son, embraced him and kissed him. 21 His son said to him, 'Father, I have sinned against heaven and against you; I no longer deserve to be called your son.' 22 But his father ordered his servants, 'Quickly bring the finest robe and put it on him; put a ring on his finger and sandals on his feet. 23 Take the fattened calf and slaughter it. Then let us celebrate with a feast, 24 because this son of mine was dead, and has come to life again; he was lost, and has been found.' Then the celebration began. 25 Now the older son had been out in the field and, on his way back, as he neared the house, he heard the sound of music and dancing. 26 He called one of the servants and asked what this might mean. 27 The servant said to him, 'Your brother has returned and your father has slaughtered the fattened calf because he has him back safe and sound.' 28 He became angry, and when he refused to enter the house, his father came out and pleaded with him. 29 He said to his father in reply, 'Look, all these years I served you and not once did I disobey your orders; yet you never gave me even a young goat to feast on with my friends. 30 But when your son returns who swallowed up your property with prostitutes, for him you slaughter the fattened calf.' 31 He said to him, 'My son, you are here with me always; everything I have is yours. 32 But now we must celebrate and rejoice, because your brother was dead and has come to life again; he was lost and has been found.'"

__________________

SUY NIỆM

TRỞ VỀ CHÍNH CỘI NGUỒN CON NGƯỜI.

Câu chuyện Cánh cửa không bao giờ khoá:

Cô gái mới có 18 tuổi, cô - như hầu hết các thanh niên ngày nay - chán sống chung trong một gia đình nền nếp. Cô chán lối sống khuôn phép của gia đình. Cô muốn rời khỏi gia đình:

- Con không muốn tin ông trời của ba mẹ. Con mặc kệ, con đi đây!

Thế là cô quyết tâm bỏ nhà đi, quyết định lấy thế giới bao la làm nhà mình. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, cô bị ruồng bỏ vì  không tìm ra việc làm, cô phải làm gái đứng đường, đem thân xác, hình hài mình ta làm thứ để mua bán, đổi chác. Năm tháng cứ thế trôi qua, cha cô qua đời, mẹ cô già đi và cô con gái đó ngày càng sa đọa trong lối sống của mình.

Không còn chút liên lạc nào giữa hai mẹ con trong những năm tháng ấy. Bà mẹ nghe đồn về lối sống của con gái mình, bà đã đi tìm con trong khắp thành phố. Bà đến tận nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu đơn giản:

- Làm ơn cho tôi chưng tấm hình ở đây!

Đó là tấm hình một bà mẹ tóc muối tiêu, mỉm cười với hàng chữ: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!".

Vài tháng lại trôi qua, vẫn không có gì xảy ra. Rồi một ngày, cô gái đến toán cứu trợ nọ để nhận một bữa ăn cứu đói. Cô chẳng buồn chú ý đến những lời giáo huấn, mắt lơ đễnh nhìn những tấm hình và tự hỏi: "Có phải mẹ mình không nhỉ?".

Cô không còn lòng dạ nào chờ cho hết buổi lễ. Cô đứng lên, ra xem kỹ bức ảnh. Đúng rồi, đúng là mẹ cô và cả những điều bà viết nữa: "Mẹ vẫn yêu con... Hãy về nhà đi con!". Đứng trước tấm hình, cô bật khóc.

Lúc đó trời đã tối nhưng bức hình đã làm cô gái xúc động đến mức cô quyết định phải đi bộ về nhà. Về đến nhà trời đã sáng tỏ. Cô sợ hãi khép nép không biết sẽ phải nói ra sao. Khẽ gõ cửa, cô thấy cửa không khoá. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà. Lo lắng cho sự an toàn của mẹ mình, cô gái trẻ chạy vội lên buồn ngủ của bà và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ mình dậy:

- Mẹ ơi, con đây! Con đây! Con đã về nhà rồi!

Không tin vào đôi mắt mình, bà mẹ lau nước mắt rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Cô gái nói với mẹ:

- Mẹ à, con lo quá. Thấy cửa không khoá, con cứ nghĩ nhà có trộm!

Bà mẹ nhìn con âu yếm:

- Không phải đâu con à! Từ khi con đi, cửa nhà mình chưa bao giờ khoá. Mẹ sợ lúc nào đó con trở về mà mẹ không có ở đây để mở cửa cho con!

Và cô gái lại gục đầu vào lòng mẹ, bật khóc!


1. Sự cứng rắn của người Cha

Không như câu chuyện cũng có nội dung tương tự về một đứa con đi hoang: “Cánh cửa không bao giờ khóa” như kể trên - Trong đó, nhân vật chánh là “người mẹ”, và đứa con là một cô gái, cả hai đều ứng xử với trái tim nặng về tình cảm phụ nữ, tình mẹ con, người mẹ yêu con đến mức đi tìm con khắp nơi, và treo hình con gái mình nơi công cộng để kêu gọi con quay về với mẹ, phần đứa con gái nhớ mẹ, và vội vã về ngay không suy nghĩ gì thêm – Câu chuyện “cuộc trở về của đứa con hoang” hoàn toàn khác. Trước tiên, cả hai đều là nam giới, nên mọi quyết định đều có sự can thiệp rất dứt khoát của lý trí. Người cha đầy bản lĩnh và cứng rắn như thường thấy trong cuộc sống đời thường, nên khi đứa con không còn muốn sống chung trong gia đình, ông chấp nhận ngay, không nài ép ở lại. Khoảng thời gian con xa nhà, ông không đi tìm kiếm, hay có động thái nào phát đi tín hiệu gọi con về. Phần đứa con trai, khi đã “sa cơ”, đã tìm cách trở về một cách có tính toán”. Kịch bản “cuộc trở về” của anh ta được soạn thảo rất chu đáo, mục đích đạt tới là “qua cơn đói”, được “ăn no mặc ấm”, còn cái gì khác, có thì tốt, không có thì coi như “kịch bản này” xem như cũng đã đạt rồi.  
 
2. Lòng bao dung của tình phụ tử
 


Tha thứ, chăm sóc.

Tình Cha rất âm thầm sâu lắng. Như núi cao chất ngất nhưng lặng lẽ không lời. Người Cha không đi tìm con mình, nhưng khi đứa con ngỗ nghịch quay trở về, thì …"Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm chồm anh ta và hôn lấy hôn để.”(Lc.15,20). Thái độ ấy rõ ràng thể hiện không khác gì lòng mẹ. Chỉ với thái độ đó thôi, người ta có thể hình dung được những lời tha thứ cho dù người cha không nói ra.

Tha thứ là nhìn nhận vị trí của người mình yêu thương vẫn trong trái tim mình. Tha thứ là vui mừng tìm lại một tình yêu vừa đánh mất. Tha thứ là tiếp tục có bổn phận và trách nhiệm với người mình yêu thương, và do đó, tha thứ là chăm sóc.

Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.(Lc.15,22-24).

Bênh vực

Trong tình yêu, luôn có sự bênh vực, nhất là khi người mình yêu có những lỗi lầm. Lỗi lầm của đứa con thứ ở đây là hết còn bàn cãi. Nên, đứng trước sự kết án em mình của đứa con cả, người cha không đưa ra một lý lẽ nào để giảm tội cho con, nhưng kêu gọi con mình trở về với “tình cha”, trở về với dòng máu, với cội nguồn của mình.

Thật vậy, ngay khi người cha đi ra để “năn nỉ” người con cả vào, người con cả đã để lộ ra “một khoảng cách tâm hồn” với cha mình âm thầm từ lâu. Khoảng cách ấy suy cho cùng, cũng chỉ là theo ý muốn riêng tư, tìm cuộc vui hưởng thụ cho riêng mình.
 
"Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè” (Lc.15,29).

Ích kỷ là lo tom góp cho riêng mình, chỉ nghĩ đến cái gì có lợi cho mình, và vì thế, đương nhiên đi đến ganh tỵ. Cả hai đứa con cùng sống chung với cha mà chỉ nghĩ đến “ngày chia của” ! Thế thì làm sao có thể trở về cội nguồn của mình, là tình cha, là nghĩa anh em, là máu thịt, là một ? Mà khi con người không trở về nguồn cội, làm sao có thể yêu thương, tha thứ, cảm thông, đùm bọc lẫn nhau ? Chỉ có nhân danh tình yêu, người ta mới có thể bao dung chấp nhận lẫn nhau. “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn”.

"Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đâyđã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.(Lc.15,31-33).

3. Trong tình cha có nghĩa mẹ.

Tình cha trong dụ ngôn hôm nay có thể sánh ví như ngọn núi lửa đang sục sôi cháy rực bên trong và bùng phát dữ dội khi miệng núi rạn nứt. Tình Cha bị dồn nén vì xa vắng con từ lâu cuồn cuộn cháy trong lòng bùng phát lên dữ dội lúc niềm vui đến khi đứa con ngỗ nghịch quay về.

Nhịp điệu tình phụ tử  dồn dập cuồn cuộn và dữ dội trong giây phút tao phùng đầy cảm động, nó cho thấy tình cha thầm lặng trào tràn ra bên ngoài như dòng suối của lòng mẹ cuồng nhiệt.  

Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.(Lc.15,23-24)

[ Ảnh: REMBRANDT, chân dung tự họa 1669, năm nhà danh họa mất ]


Suy tư của Cha Henri J.M.Nouwen về “ngày về của người con hoang đàng” qua bức họa của danh họa REMBRANDT (1606-1669), có đoạn suy niệm về hai bàn tay của “người cha” đang ôm con mình, cho ta hiểu rõ hơn về lòng mẹ ẩn chứa trong tình cha.
 


Bàn tay trái đặt trên vai người con là một bàn tay cứng cáp, các ngón tay xòe ra và ôm trọn một phần lớn của vai và lưng người con trở về, tôi có cảm tưởng bàn tay ấn mạnh, nhất là ngón cái, thế nên, người ta có cảm tưởng không những nó sờ chạm mà còn nâng đỡ. Và dù có dịu dàng thì không thể vì thế bàn tay không cho thấy một vẻ cương nghị nào đó.

Bàn tay phải của người cha thì khác hẳn, nó không nói lên cử chỉ cầm lấy hay giữ chặt. Nó lại thanh thản, mềm mại và rất dịu dàng. Các ngón tay khép lại và có một dàng thanh lịch nào đó. Đặt nhẹ trên vai người con, nó làm như muốn vuốt ve, nâng niu, ủi an và khích lệ. Đó là bàn tay của một người mẹ.

Khi tôi thấy sự khác biệt giữa đôi bàn tay, cả một chân trời đầy ý nghĩa mở ra trước mắt tôi. Người cha không những là người gia trưởng, mà cũng còn là người mẹ nữa. Ông ôm người con với một bàn tay người cha và một bàn tay người mẹ. Người cha nâng đỡ, người mẹ vuốt ve, người cha kiên định, người mẹ an ủi. Đó chính là Thiên Chúa, trong Người nam tính và nữ tính, phụ tử và mẫu tử cùng hiện diện. Cái vuốt ve dịu dàng của bàn tay mặt vang lên lời tiên tri I-sa-ia: “Mẹ nào lại quên con đẻ của mình, cạn lòng thương với dạ đã cưu mang nó? Cho dù có tìm ra một người mẹ quên con, phần Ta, Ta sẽ không hề quên con! Này, Ta đã khắc con trong lòng ban tay Ta. (Is.49,15-16).


Ở nơi khác, Chúa Giê-su cũng có lần nói về tình mẫu tử của Thiên Chúa: “Giê-ru-sa-lem! Giê-ru-sa-lem! Đã bao lần ta muốn tập họp ngươi, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu!” (Mt.23,37-38).

4. Trở về chính cội nguồn con người

"Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đâyđã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.(Lc.15,31-33). - Đó là câu nói cuối cùng của người cha trong dụ ngôn này. Nhưng đó cũng là câu kết luận, người cha đi bước trước hòa giải với con mình và hòa giải hai anh em với nhau.

Thánh Luca kể rõ ràng chính người cha thực hiện bước trước đối với cả hai người con của mình. Không những ông chạy ra đón người con đi lạc trở về, mà ông cũng chạy ra gặp người con cả.  (Henri Jean Maria Nouwen).

Cũng như Thiên Chúa đã đi bước trước, hòa giải với con người bằng việc ban tặng người con duy nhất để Cứu Chuộc con người bằng Thập Giá. Chính từ tình yêu đó, Ngài muốn con người luôn biết yêu thương nhau: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ của Thầy, là các con hãy yêu thương nhau”. Vì Ngài cội nguồn của Tình Yêu, là chính Tình Yêu. Deus Caritas est.

Khi nhìn ngắm lại cụ già trong bức tranh Rembrandt đang cúi xuống đặt tay trên vai con, tôi bắt đầu thấy không những một người cha đang “ôm con trong tay”, mà cả một người mẹ đang vuốt ve người con, bao bọc người con bằng hơi ấm của mình, và ôm con vào dạ đã cưu mang. Như thế, “Cuộc trở về của người con hoang đàng” trở thành cuộc trở về trong lòng Thiên Chúa, cuộc trở về chính cội nguồn con người mình:  điều đó làm cho ta nhớ lại lời Đức Giê-su nói với Nie-cô-đê-mô là phải tái sinh từ trên cao. (Henri Jean Maria Nouwen).

Không biết sau khi nghe những lời người cha “năn nỉ”, người anh có thái độ nào ? Dụ ngôn không thấy ghi lại câu nói hay thái độ nào của người anh. Nếu “im lặng là đồng ý”, thì câu chuyện dụ ngôn hôm nay thật là “có hậu” biết bao. Cả hai anh em đều “trở về” với tình yêu của cha mình. Gia đình đoàn tụ, cha con, anh em xum họp một nhà, bỏ qua quá khứ, tha thứ cho nhau, nhìn về tương lai, yêu thương, hòa thuận thật là hạnh phúc. Đó cũng chính là thánh ý Thiên Chúa, Người Cha Nhân Hậu: “Lạy Cha chúng con ở trên trời !”

Bây giờ tôi hiểu rõ hơn hết an bình bao la tỏa ra từ chân dung Thiên Chúa: không chút tình cảm lãng mạn, cũng không phải là một câu chuyện ngây ngô với đoạn kết có hậu. điều tôi thấy ở đây, là như một người mẹ, đón nhận trở lại trong lòng dạ mình đứa con mà Thiên Chúa đã tạo nên giống hình ảnh Người. Cặp mắt gần như mù, đôi bàn tay, áo choàng, thân hình cong gập, tất cả gợi lên tình mẫu tử của Thiên Chúa, được ghi đậm bằng dấu vết của đau đớn, của mong ước, của hy vọng và chờ đợi khôn cùng. (Henri Jean Maria Nouwen).

Lạy Chúa,

Cho con vững tin  trở về…

Cho con cảm nhận được sự an toàn trong vòng tay Cha,
Sự êm đềm trong vòng tay mẹ,
Sự cảm thông trong vòng tay anh em,
Sự an vui hạnh phúc trong mái Nhà Cha

Là trở về nguồn cội đời con,
Thôi đã hết một thời gió bụi
Nỗi đau tưởng khôn cùng…
Đã kết thúc trong mênh mông Tình Chúa. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG

 

Đang có 107 khách và không thành viên đang online

15946033
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần rồi
Tháng này
Tháng rồi
Tất cả
8328
15721
24049
15814224
97971
406480
15946033

Your IP: 18.220.94.189
Server Time: 2025-01-06 16:10:13