You are here:

THẾ HỆ MĂNG NON BỊ “ĐÁNH CẮP”

Bạn đánh giá:  / 0
DỡHay 

THẾ HỆ MĂNG NON BỊ “ĐÁNH CẮP”

Chiến tranh, xung đột, thảm họa thiên tai… khiến nhiều em nhỏ thiệt mạng, bị thương hoặc bị sang chấn tâm lý. Tương lai của các em trở nên mờ mịt khi mồ côi cha mẹ trên đường chạy loạn, khi lênh đênh trên biển khơi đi tìm miền đất hứa…

 


THẾ HỆ MĂNG NON BỊ “ĐÁNH CẮP”
 


 

Chiến tranh, xung đột, thảm họa thiên tai… khiến nhiều em nhỏ thiệt mạng, bị thương hoặc bị sang chấn tâm lý. Tương lai của các em trở nên mờ mịt khi mồ côi cha mẹ trên đường chạy loạn, khi lênh đênh trên biển khơi đi tìm miền đất hứa…  

  Gánh nặng chiến tranh

Cách đây không lâu, hình ảnh em bé Syria có tên Adi Hudea (4 tuổi) khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”. Adi Hudea đã giơ hai tay đầu hàng với đôi môi mím chặt, sợ hãi tột độ đến mức không giám khóc khi nhầm ống kính máy ảnh đang chĩa về mình là khẩu súng. Hình ảnh đó phản ánh rõ sự tổn thương sâu sắc trong tâm hồn những đứa trẻ Syria thơ ngây phải lớn lên giữa bom đạn.

Adi Hudea đã giơ hai tay đầu hàng với đôi môi mím chặt, sợ hãi tột độ đến mức
không giám khóc khi nhầm ống kính máy ảnh đang chĩa về mình là khẩu súng.

Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mọi cuộc chiến. Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho biết, có khoảng 14 triệu trẻ em bị ảnh hưởng do cuộc xung đột leo thang ở Syria và Iraq, dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong khu vực này thời gian gần đây.


Cuộc xung đột ở Syria bước sang năm thứ 5 liên tiếp “cướp đi cả một thế hệ trẻ” ở nước này. Hơn 5,6 triệu trẻ em Syria đang sống trong tình trạng tuyệt vọng tại các trại tị nạn ở những nước láng giềng như Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và thiếu thốn trầm trọng các dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh. Cuộc khủng hoảng này ngày càng ảnh hưởng tới Iraq, buộc hơn 2,8 triệu trẻ em phải rời bỏ gia đình, nhiều trẻ em bị mắc kẹt trong khu vực kiểm soát của các nhóm vũ trang. Theo ông Anthony Lake, Giám đốc điều hành UNICEF, đối với những em bé nhỏ tuổi, cuộc khủng hoảng này là tất cả những gì mà các em biết. Đối với thanh thiếu niên đang bước vào giai đoạn hình thành nhân cách, bạo lực và sự đau khổ không chỉ để lại vết sẹo trong quá khứ mà còn định hình tương lai các em.
 


 

UNICEF ước tính có ít nhất 2 triệu trẻ em Syria bị chấn thương tâm lý chiến tranh, cần tư vấn, hỗ trợ, và điều trị lâu dài mới có thể phục hồi và có cảm giác bình thường về cuộc sống. Nỗi đau ấy hiễn nhiên mỗi ngày khi các em chứng kiến cảnh bom rơi đạn lạc, cảnh chôn cất người thân và bạn bè thiệt mạng sau các cuộc tấn công.

Ngoài ra, trẻ em gái cũng được sử dụng như một thứ vũ khí trong chiến tranh. Không chỉ với phụ nữ, nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông, nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram ở Nigerian đã bắt cóc trẻ em với mục đích biến các em thành nô lệ tình dục cho các phiến quân. Ngoài ra hàng ngàn trẻ em đang bị lạm dụng, buộc trở thành “các chiến binh nhí” trong nhiều lực lượng vũ trang nhà nước. Đáng chú ý nhất là ở Afghanistan, Chad, Cộng hòa Dân Chủ Congo, Somalia, Nam Sudan, Yemen và hàng chục nhóm phi nhà nước, bao gồm cả IS và các nhóm chiến binh khác.

Ước tính có khoảng 300.000 trẻ em được cho là tham gia các cuộc xung đột vũ trang trên toàn cầu.

   Hải trình chết chóc

Thế giới đang phải đối mặt với thực tế đáng buồn là số người tị nạn toàn cầu lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 50 triệu người sau gần 7 thập kỷ kể từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Chiến tranh, xung đột và đói nghèo là những nguyên nhân đằng sau dòng người di cư ồ ạt từ châu Phi và Trung Đông sang các nước phương Tây. Địa Trung Hải đã trở thành “tuyến đường chết chóc nhất thế giới của những người tị nạn và nhập cư”. 2015 trở thành năm nhiều người nhập cư bỏ mạng trên biển hơn năm 2014, khi tổng cộng 1.600 người đã tử nạn từ đầu năm tới nay, trong đó có rất nhiều trẻ em.

Ở Đông Nam Á cũng đang khủng hoảng người di cư: khoảng 1,3 triệu người Rohingya Hồi giáo tại Myanmar (nằm trong danh sách những sắc tộc thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới của Liên hợp quốc) đi tìm miền đất hứa. Thep Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR), từ đầu năm đến nay có khoảng 25.000 người Rohingya vượt biển, gắp đôi cùng kỳ năm ngoái. Tính từ đầu tháng 5/2015, gần 3.100 người Rohingya, Myanmar và người Bangladesh đã đến được 3 nước Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Hơn một nửa trong số họ đổ lên Indonesia, gần 170 trẻ em đi một mình - một số em bị lừa hoặc bị bắt cóc - đang không biết tương lai sẽ ra sao.
 


 

Đánh cược cả sinh mạng bản thân, với mong muốn tìm được cuộc sống tốt hơn, họ luôn đứng trước nguy cơ bỏ mạng giữa trùng khơi. Trên những con thuyền lênh đênh giữa biển, các em phải chịu cảnh đói khát, thiếu thốn và chen chúc trong những khoảng không gian chật chội, bẩn thỉu… Nếu rơi vào các đường giây buôn người, trẻ em sẽ phải chịu tổn thương về mặt tâm sinh lý, tồi tệ hơn là bị đánh, bỏ đói, cưỡng bức làm nô lệ tình dục hoặc bị bán vào đường dây mại dâm. Tương lai  vô định, ngã rẽ khó lường, những số phận u ám này sẽ đi về đâu?
 


 

Chứng kiến những ánh mắt mòn mỏi chờ đợi, van xin… hay những thân hình gầy guộc chỉ da bọc xương, đói lả vì thiếu thốn… mới thật sự thắm thía thảm cảnh mà trẻ em di dân đang phải chịu đựng.

TGPN.21/2015

 

Đang có 84 khách và không thành viên đang online

12974757
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần rồi
Tháng này
Tháng rồi
Tất cả
7295
11977
7295
12887567
122955
331506
12974757

Your IP: 3.145.171.58
Server Time: 2024-05-12 18:48:13