Học gì từ Giê-su?
- Chi tiết
- Chuyên mục: Chuyện đạo đời
- Được đăng ngày Thứ năm, 19 Tháng 10 2017 21:30
- Viết bởi Anton Tiếng
- Lượt xem: 1809
Học gì từ Giê-su?
Chúa Giê-su là một nhà hoạt động, hãy xem bạn có thể học được điều gì từ Người?
Dưới đây là một số câu chuyện về Chúa Giê-su và ba điều chúng ta có thể học từ Ngài trong vai một nhà hoạt động nhân quyền.
Học gì từ Giê-su? *
Chúa Giê-su là một nhà hoạt động, hãy xem bạn có thể học được điều gì từ Người?
Nguồn ảnh: Jesus Christ Wallpapers
Dưới đây là một số câu chuyện về Chúa Giê-su và ba điều chúng ta có thể học từ Ngài trong vai một nhà hoạt động nhân quyền.
Hơn 2000 năm về trước, Chúa Cha gửi người con duy nhất của mình xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Giê-su là người con ấy. Ngài bắt đầu công cuộc rao giảng từ năm 30 tuổi, và 3 năm sau, Ngài bị kết án tử hình, sau đó 3 ngày, Ngài chỗi dậy từ cõi chết. Qua mầu nhiệm phục sinh, Chúa Giê-su trở thành biểu tượng trung tâm của đạo Cơ Đốc. Câu hỏi đặt ra là, chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi rao giảng tin mừng trên lãnh thổ Israel, làm thế nào mà Chúa Giê-su có thể khiến Cơ Đốc giáo trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới ngày nay? Ngài chắc hẳn không thể tự mình làm điều đó. Những tông đồ đã đi theo Ngài đến tận phút cuối. Sau khi Chúa sống lại và trở về trời, các tông đồ tiếp tục công cuộc rao giảng về Ngài trên toàn thế giới. Vậy, làm sao Chúa Giê-su lại có những môn đệ trung thành đến vậy? Câu trả lời nằm ở chỗ, Ngài coi những môn đệ của mình như những người bạn, Ngài kể cho họ mọi điều mà Ngài biết. Chẳng phải cốt lõi của tình bạn là tin tưởng và kể cho nhau những bí mật hay sao? Đây chính là bài học đầu tiên Chúa Giê-su dạy cho tôi: kết bạn và duy trì tình bạn. Là những nhà hoạt động nhân quyền, chúng ta phải trở thành những người bạn của cộng đồng, hãy tiếp cận, lắng nghe và thấu hiểu mọi người.
(Điều thứ hai) Chúng ta có thể học từ Chúa Giê-su cách Ngài nhìn thấu tiềm năng của một người, bất kể người đó thuộc giới tính, độ tuổi, hay tầng lớp xã hội nào. Với Ngài, mọi người đều bình đẳng. Chúa Giê-su từng dùng bữa với những tên thu thuế. Không ai thích những tên thu thuế thời của chúa Giê-su đang sống cả cả, vì như chúng ta đều biết, chúng là những tên cướp cạn, luôn tìm cách thu vén từ túi tiền người khác. Vậy mà, Chúa Giê-su lại ngồi ăn với họ, và khi bị chất vấn về hành động của mình, Chúa đáp: “Người khỏe mạnh thì không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần”. Ngài đến để khiến những người xấu trở lại làm người tốt. Vào thời của Chúa Giê-su, đàn ông không tôn trọng phụ nữ, họ không bao giờ nói chuyện hay đi cùng phụ nữ ở chốn đông người. Phụ nữ thời đó không có tiếng nói, không có vị trí hay quyền lợi như những người tự do. Mặc kệ nếp văn hóa đó, Chúa Giê-su đối xử với phụ nữ một cách hoàn toàn trái ngược. Ngài nói chuyện với họ cách công khai. Ngài nhận họ làm môn đệ. Và sau khi sống lại, người đầu tiên mà Chúa gặp mặt là một người phụ nữ. Hiển nhiên, Chúa Giê-su coi phụ nữ quan trọng như đàn ông. Và ngay cả với những đứa trẻ, Ngài nói: “Hãy cứ để trẻ nhỏ đến với Ta! Đừng ngăn cản chúng”. Chúng ta nhìn thấy trong Ngài, tất cả mọi người đều bình đẳng. Nếu bạn đang đấu tranh cho nhân quyền, xin đừng quên điều căn bản này.
Điều thứ ba mà chúng ta có thể học từ Chúa Giê-su là cách Ngài định nghĩa về nhà lãnh đạo. Nhiều người muốn nắm vai trò lãnh đạo vì họ sẽ có quyền lực và dễ dàng kiểm soát người khác, thực trạng này tồn tại ngay cả trong cộng đồng những nhà hoạt động nhân quyền. Nhưng Chúa Giê-su lại suy nghĩ theo cách khác. Khi hai môn đệ trong nhóm mười hai muốn giữ vị trí hàng đầu, Chúa bảo họ: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Ta đến không phải để được người khác phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Là một nhà hoạt động nhân quyền, bạn cũng hãy nghĩ như vậy. Nhớ rằng, chúng ta chiến đấu không chỉ cho chính bản thân mình, mà còn cho cả cộng đồng, cho một xã hội tốt đẹp hơn. Hãy lan tỏa tình yêu thay vì oán hờn, bao dung thay vì hận thù, phi bao lực thay vì bạo lực, đoàn kết thay vì chia rẽ, chân thật thay vì dối trá.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà hoạt động nhân quyền thực thụ, hãy trở nên như Chúa Giê-su. Kết nối với cộng đồng, tôn trọng mọi người, và luôn khiêm nhường.
Sưu tầm từ Internet
_____________
* Tựa Đề của TGRT