TÂM TÌNH TUỔI TRẺ 3
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tâm sự của bạn
- Được đăng ngày Chủ nhật, 08 Tháng 2 2015 21:12
- Lượt xem: 4296
TÂM TÌNH TUỔI TRẺ 3
006. MONG RẰNG CÁC BẠN ĐỪNG GỤC NGÃ
Cô Bé Buồn
Trong cuộc sống của mỗi người ai cũng có những kỉ niệm vui, kỉ niệm buồn, từng vấp ngã trong cuộc sống. Nhưng từ vấp ngã đó chúng ta phải biết đứng lên và suy nghĩ những vấp ngã đó đã cho ta những bài học gì. Để ta có thể thích nghi với lối sống đó và ta cố gắng vươn lên, vượt qua những khó khăn để lòng ta được thanh thản bình an.
Tôi đang sống trong một gia đình giống như bao người khác, có ba mẹ và có cả em, ba mẹ tôi rất thương tôi. Tôi còn nhớ năm đầu tiên tôi được đến trường. Lúc đó tôi rất sợ hãi vì mọi cảnh vật đều xa lạ đối với tôi ngay cả thầy cô, bạn bè đều là những người tôi chưa từng gặp bao giờ. Lúc đó tôi đã bật khóc nhưng ba mẹ là người giang tay ra an ủi, vỗ về tôi. Đó có thể coi là kỉ niệm vui mà tôi nhớ nhất. Tuy nhiên, sau những kỉ niệm vui đó cũng có những kỉ niệm buồn. Từ khi tôi biết suy nghĩ thì gia đình tôi không còn như trước nữa. Ba mẹ tôi luôn gây gỗ với nhau vì chuyện riêng tư. Tôi rất buồn và đã khóc, lúc đó tôi đã cảm nhận được rằng sự an ủi, vỗ về lúc trước đã nhạt nhòa dần đi. Tuy vậy, tôi không bao giờ gục ngã trong cuộc sống vì bên cạnh tôi luôn có những người bạn biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn giúp tôi vượt qua khó khăn và những mặc cảm trong cuộc sống, giúp tôi cảm nhận được cuộc sống này không chỉ có nỗi buồn mà còn có niềm vui. Nói tới bạn bè là phải suy nghĩ ngay đến trường lớp, thầy cô. Lớp của tôi đang học có thể coi là lớp cá biệt nhất. Lớp tôi rất vui tính, chúng tôi không đoàn kết với nhau trong việc học tập. Chỉ đoàn kết với nhau trong việc quậy phá làm thầy cô buồn lòng, nào là ăn vụng, viết bậy, đùa giỡn, không nghe thầy cô giảng bài đôi khi cũng làm thầy cô khóc. Và từ sự phá phách đó chúng tôi cũng đã nhận thức được việc nào đúng, việc nào sai. Điều đúng thì cố gắng phát huy, điều sai thì cố gắng khắc phục. Sau đó, chúng đã học tập tốt hơn, chú ý nghe thầy cô giảng bài nhiều hơn. Nhưng việc quậy phá vẫn còn đọng lại. Tuy gia đình tôi không được hạnh phúc nhưng tôi không ghen tị với người khác vì tôi biết đây là thử thách của Chúa danh cho gia đình tôi.
Hiện tại các bạn nào có hoàn cảnh giống tôi, thì tôi mong rằng các bạn đừng gục ngã vì đã có bàn tay Chúa nâng đỡ bạn vượt qua mọi khó khăn, bởi vì cuộc sống này không chỉ có nỗi buồn và còn có cả niềm vui.
007 - AN LONG QUÊ HƯƠNG THÂN YÊU
Tường Vi Trắng
Đã bao giờ bạn nghe đến An Long chưa? Có lẽ bạn đã từng được nghe ai đó nhắc đến đôi lần nhưng chắc rằng điều ấy nơi ấy bạn chẳng quan tâm đến mà chắc rằng cũng chẳng muốn quan tâm vì nơi ấy hoang sơ và đầy rừng rậm cỏ mọc chen chúc nhau, đầy buồn chán của sự nghèo nàn. Nhưng nơi đấy lại là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi quê hương hoang sơ ấy lại tạo cho tôi nhiều cảm xúc, tạo nên nhiều kỉ niệm buồn, vui nơi đây cũng chính là quê hương thân yêu nơi tôi học và sinh sống. Những bước đi loạng choạng vào đời trên đôi chân nhỏ cũng in hằn trên những con đường quen nơi đây.
Ở đời, cứ khi người ta bị thiếu cái gì thì lại luôn ao ước có được nó. Tôi cũng thế. Từ lúc cất tiếng khóc cho đến khi có trí khôn tôi không bao giờ sống cùng bố mẹ, tôi không may mắn hay vì một lý do nào khác điều ấy khiến tôi tiếc nuối, chẳng biết đã bao giờ tôi sống tự lập riêng một mình vào lúc nào nữa, dòng thời gian cứ trôi qua và dần dần tôi cũng lớn lên theo dòng đời.
Tuy không sống cùng bố mẹ nhưng tình thương đối với tôi chẳng gì thay đổi cả. Nhờ ngày được đi học đầu tiên mẹ dẫn tôi tới trường nhìn tôi một cách không sợ hãi trước thầy cô, bạn bè mẹ lại càng lo nhiều hơn sự đủ thứ, mẹ đã không về nhà mà ở lại trường chờ đón tôi tan buổi học đầu tiên. Thời gian trôi qua nhanh chẳng bao lâu tôi đã học 12, nhận được học bổng của nước ngoài giúp tôi vượt qua mọi khó khăn. Gia đình tôi thì rất đông, bố mẹ cố làm nhưng cũng đủ ăn, nhờ sự giúp đỡ tôi đậu 12, gia đình cũng bớt đi thêm gánh nặng khi giờ đây em tôi cũng đang nhận học bổng giống tôi. Không bao giờ tôi quên câu nói của bố: “Để là người bố tốt trước hết bố phải là bạn, là người đồng hành, luôn tôn trọng suy nghĩ, sở thích, cả việc lựa chọn riêng của mỗi đứa con trong gia đình”. Đối với tôi, bố như một động lực thúc đẩy để tôi thành công trong tất cả việc tôi làm từ học tập hay bất cứ gì tôi làm. Bố giống như một bức bình phong to để tôi rót hết tất cả bầu tâm sự khi bị mẹ đánh hoặc la rầy.
Lúc nhỏ, tôi nghĩ tất cả mọi việc đều đơn giản nhưng thật sự, cuộc sống là một sự trải nghiệm. Bước vào đời tôi phải có những suy nghĩ chín chắn, tôi phải tự sắp xếp tất cả mọi thứ cho riêng bản thân mình, làm chủ lấy bản thân trước nhiều sự cám dỗ xung quanh. Nhắc đến đây làm tôi nhớ lại nhiều kỉ niệm khi còn đi học. Lúc ấy tôi phải cố gắng hết sức để không phụ lòng nhiều người. Mỗi khi ngồi một mình vào những buổi chiều khi tan học, nhìn những đứa bạn trẻ như tôi ngày trước, tôi khao khát được ngược dòng thời gian trở về những tháng ngày còn được đi học. Tuổi học trò trong sáng cùng lũ bạn chọc phá thầy cô, những lúc tung tăng vui đùa, pha trò tinh nghịch. Ôi! Biết bao nhiêu kỉ niệm được in mãi, khắc sâu mãi không bao giờ xóa đi được trong tâm trí tôi. Cho tới bây giờ, khi đã rời khỏi ghế nhà trường, ngồi lật lại từng dòng lưu bút hay cuốn album ảnh Trung học phổ thông, tôi lại nhớ về người con gái ấy, cô bạn học của tôi, tuy cô ấy chẳng đẹp bằng Thúy Kiều “nghiêng nước nghiêng thành”, nhưng điều làm cho tôi quý nhất và khâm phục nhất là nghị lực sống của Trà. Chúng tôi quen nhau khi mới lên lớp 10 và trở thành đôi bạn thân lúc nào cũng chẳng biết, có lẽ tôi và Trà giống nhau là không sống cùng gia đình. Những lúc tôi gục ngã trước đống sách vở thì câu đầu tiên Trà nói với tôi “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng đâu hé”. Câu nói ấy là một thông điệp, nguồn động viên rất lớn đối với bản thân tôi.
Ngày chia tay mái trường, hàng phượng vĩ, ai trong chúng tôi cũng điều ấp ủ hoài bảo lớn. Chúng tôi cùng nhau đăng ký vào trường Quản Trị Kinh Doanh. Nhưng tôi mãi là người thất hứa. Tôi luôn hối tiếc về chuyện ấy nhưng rồi giờ Trà cũng thi đậu và trường Đại học Bách Khoa Sài Gòn khoa xét nghiệm máu. Chúng tôi cũng thường xuyên liên lạc chia sẻ nhau những chuyện thường gặp trong cuộc sống mà hai đứa trải qua.
Suy nghĩ cuộc sống mà tôi đang trải qua dù có lúc rơi nhiều nước mắt, những lúc cũng tưởng chừng như bỏ cuộc vì những rất rối nhỏ nhặt, những lúc ấy tôi tự an ủi lấy bản thân mình rằng đâu còn có những người phải sống khổ hơn mình, họ cũng chẳng bỏ cuộc vì thế mình cũng không nên buồn và thất trí vì những chuyện không đáng. Điều ấy khiến tôi trở nên bình tâm hơn, những điều ấy quá kì diệu mà mỗi người được Chúa ban tặng cho, tôi không bao giờ than trách số phận đặt để mà Chúa dành cho tôi. Cây khổ giá ấy có lẽ tôi có thể vượt qua được từ những tình thương tôi nhận thấy xung quanh, hồng ân của Thiên Chúa.
Nếu như có ai đó hỏi tôi rằng sẽ đi một nơi khác để sinh sống phát triển và nhiều thứ vật chất hơn An Long. Không biết đầy đủ như thế nào, tôi vẫn mãi sống nơi thân yêu này, nơi hoang sơ và buồn chán ấy có một nét riêng mà chẳng ai có thể nhìn thấy rõ. Những khoảnh khắc mà tôi say sưa được nhìn ngắm đồng lúa chín thơm mùi mới, từng bờ tre con đường mòn cũ hay tiếng mời chào khách của các bác bán hàng giữa những phiến chợ sáng sớm nghe đậm chất tình người đơn sơ chất phát, đơn giản mà đậm đà mộc mạc không lừa dối. Càng yêu sắc màu trên xứ An Long này, tôi càng tin rằng giá trị dung dị, gần gũi nồng ấm này không hề mất đi mà vẫn luôn tồn tại, luôn là những gì mà người An Long trân trọng yêu quý.
Cuộc sống là một sự thử thách dài cho mỗi con người trong chúng ta, không phải tôi đã trải qua hay bạn đã trải qua mà là sự trải nghiệm trong mỗi con người chúng ta. Những lúc buồn vui, thất bại hay thành công, tôi tin rằng có bàn tay Thiên Chúa nâng đỡ và luôn bên mình. Sự diễn ra trong cuộc sống chỉ là một phần trong cuốn sách mà tôi sẽ cầm gấp lại và mở ra là một sự sống mới, một cuộc mới. Hãy trân trọng những gì đang có gần bên ta.
008 - ƯỚC MƠ
Trúc Mai
Sài Gòn là nơi tôi đang hướng tới với nhiều công việc có thể giúp tôi cải thiện đời sống vật chất của gia đình. Thế nhưng, Sài Gòn không phải là nơi tôi muốn sống và làm việc lâu dài. Tôi yêu quê hương tôi, cái mãnh đất An Long với những dòng sông dài thơ mộng, những hàng me nước sau nhà, những cánh én trở về tổ sau một ngày vất vả cùng với những ký ức tuổi thơ tôi có được.
Chiếc xe bán trái cây của mẹ tôi đã nuôi hết một gia đình năm người, cuộc sống chỉ được gọi là đủ ăn không khá giả như những gia đình khác. Nhưng gia đình tôi luôn vui vẻ, sung túc, ba mẹ ít khi cải nhau. Trong căn nhà của tôi tràn ngập tiếng cười khi thấy mẹ trở về mỗi buổi chiều với chiếc xe đã hết sạch trái cây. Cũng chính vì nguồn thu nhập từ mỗi ngày mẹ tôi đi bán, nên có những thời gian gia đình phải chật vật vì mẹ bán chậm, nguồn thu nhập ít ỏi khiến ai trong nhà cũng buồn rầu, lo lắng.
Riêng tôi, tôi vừa tốt nghiệp lớp 12, tôi luôn muốn đi Sài Gòn xin việc để có tiền phụ mẹ, phụ ba. Nhưng vì thương con, mẹ không muốn tôi một mình ở xứ lạ quê người nên đến bây giờ tôi vẫn đang ở nhà phụ mẹ buôn bán và tiếp giúp những công việc trong nhà. Trong suy nghĩ của tôi lúc nào cũng tồn tại cái ý nghĩ “đi làm kiếm tiền”. Nhưng với trình độ dừng lại ở lớp 12 tôi không thể làm gì được, chỉ biết nhìn ba mẹ vẫn còn phải chịu cực khổ từng ngày để lo cho chị em tôi. Tôi luôn muốn sau này sẽ có được một nghề nghiệp, một công việc ổn định để có thể báo hiếu cho ba mẹ.
Cuộc sống hiện tại của tôi chỉ có thế. Tuy nhiên, ở một góc nhỏ trong cuộc sống tôi vẫn còn một nhỏ bạn thân. Nó lớn lên cùng tôi, nó chia sẻ với tôi nhiều việc, buồn tôi cũng kể nó nghe, vui tôi cũng kể nó biết và ngược lại. Ngoài người thân và gia đình thì nó đã làm cho cuộc sống tôi vui tươi hơn, nhiều nụ cười hơn.
Mãnh đất An Long là nơi tôi “chôn nhau, cắt rốn”. Cái quê hương tôi rất mến yêu.
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.”